Tổng hợp các loại sâm cau và tác dụng của các loại sâm cau

Giới thiệu về cây sâm cau

Sâm cau (Curculigo Orchioides) hay còn được biết đến với tên gọi là ngải cau, soọng ca, tiên mao, cồ nốc lan, thuộc họ Tỏi voi lùn sống ở những nơi có nhiệt độ ẩm cao, ưa ánh sáng như trong thung lũng, ven nương rẫy hay chân núi đá vôi. Tại Việt Nam, sâm cau được tìm thấy tại các tỉnh vùng núi phía Đông Bắc Bộ từ Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, Sơn La, Hoà Bình,… đến Tây Nguyên.

Cây sâm cau là loài thực vật lâu năm, sinh trưởng tốt đặc biệt vào mùa mưa, với cấu trúc chia làm hai phần chính là phần thân rễ và phần lá. Đặc điểm riêng của sâm cau chính là phần rễ củ mọc thẳng cắm sâu xuống đất, không chia nhánh và thuôn dần về hai đầu. Thân củ của sâm cau được chia đốt rất rõ ràng, thân chỉ một rễ chính không phân nhánh và có các rễ con mọc xung quanh thân chính.

Sâm cau là vị thuốc quý giúp các quý ông tăng khả năng sinh lực

Phần lá mọc xếp nếp như lá cau, có hình mũi mác hẹp, mọc thành túm từu thân rễ. Lá hẹp, đầu nhọn, gốc thuôn có chiều dài từ 20 – 30 cm, chiều rộng từ 2,5 – 3 cm; bề mặt lá nhẵn gần như đều màu, gân lá rõ nét đều song song; phần bẹ lá to dài có hoá màu vàng nhạt toả ra, thường mỗi cây sẽ có khoảng 3 – 5 bông mọc lên.

Phân loại sâm cau trong tự nhiên

Sâm cau được chia làm 3 loại: Sâm cau đỏ, sâm cau đen sâm cau trắng từng loại sẽ lại có những thành phần, hình dáng, màu sắc và đặc tính khác nhau. Hãy cùng caythuocdangian.vn tìm hiểu kỹ hơn để lựa chọn loại cây phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Sâm cau đỏ

Sâm cau đỏ hay còn gọi là cây bồng bồng

Hay còn được mọi người biết đến với tên gọi là cây bồng bồng hoặc cây phất dũ. Vỏ cây thường cỏ màu đỏ đậm, tia ánh tím, mọc thành chùm. Sau một vài năm phát triển mạnh, thân cây sẽ chuyển qua màu trắng nhưng bên trong vẫn luôn giữ được màu đỏ đặc trưng.

Sâm cau đỏ có nhiều tác dụng trong việc điều trị phong tê thấp, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, chữa yếu sinh lý, ….

Cách sử dụng loại cây này cũng cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần cạo bỏ đi lớp vỏ ngoài, sau đó làm sạch và thái lát phục vụ những mục đích khác nhau là được.

Sâm cau đen

Loại sâm này còn có tên gọi khác là cây tiên mao. Loại dược phẩm này được khai thác để làm nguyên liệu chính cho những bài thuốc bổ dương, tăng cường sinh lý nam giới theo công thức cổ truyền đông y.

Loại cây này không mọc thành chùng chung nhau mà thường mọc riêng. Thông thường, loại dược phẩm quý hiếm này phải được ít nhất trên 4 năm tuổi thì mới có thể thu hoạch vì khi đó nó mới đạt được công dụng tốt nhất.

Sâm cau trắng

Theo đông y, đây là một loại thảo dược quý hiếm, có tính ấm, vị cay ngọt thanh nhưng đặc biệt có tính độc. Tuy vậy nhưng loài cây này vẫn mang đến những tác dụng như tăng cường sinh lý, bổ thận tráng dương, làm mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa,.

Những nghiên cứu khoa học, đã kiểm chứng được tác dụng trên của cây sâm cau trắng. Loài cây này chứa Curculigin A được giới y khoa khẳng đỉnh đây là một hoạt chất cần thiết cho nội tiết tố nam, an tâm khi sử dụng.

Tuy nhiên, sâm cau đen được giới chuyên môn trong ngành Đông y cho biết đây là loại sâm cau duy nhất với rất nhiều tác dụng khác nhau như tăng cường sinh lý, tốt cho xương, chữa cao huyết áp,… Còn sâm cau đỏ ( hay gọi là rễ bồng bồng) không có công dụng khác ngoài lợi tiểu.

Khi nhu cầu trên thị trường ngày càng tăng cao nên nhiều địa phương đã bắt đầu trồng sâm cau để bán, nhưng chất lượng của tiêu mao tự trồng sẽ không thể bằng tự nhiên mặc dù nó vẫn tốt cho sức khoẻ. Cách phân biệt:

  • So sánh giữa kích thước tán lá và màu sắc;
  • Kích thước sâm rừng sẽ nhỏ hơn sâm trồng;

Củ Sâm cau đen có hình dáng thấp bé, được dùng hiệu quả trong điều trị các bệnh về khớp, người có hệ thần kinh không ổn định, nam giới gặp vấn đề về sinh lý, hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, xuất tinh sớm, liệt dương…

Trong 3 loại vừa liệt kê bên trên, thì sâm cau đen là loại được nhiều gia đình tin dùng bởi: Hiệu quả sử dụng nó mang lại đối với sinh lý nam rất cao. Nguồn sâm cau hiện nay được người bán thu hái từ thiên nhiên nên đảm bảo về chất lượng sử dụng.

Tại sao cây sâm cau giúp cánh mài râu tăng cường sinh lý?

Rễ cây sâm cau có chứa chất Curculigin A, đây là hợp chất giúp kích thích ham muốn mạnh mẽ, tăng tần suất cũng như thời gian quan hệ, tăng sinh tinh gần 2 lần. Thân và rẽ của cây sâm cau có chứa nhiều Curculigin A nhất, đây là dược liệu tăng cường sức khoẻ của phái mạnh lên gấp 1,5 lần. Giúp thể lực sung mãn, tăng sinh lý, kéo dài thời gian khi quan hệ.

 

Phần thân và rễ của sâm cau có nhóm chất cycloartan triterpen saponin, làm tăng khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone, làm thư giãn cơ, chống co thắt, tăng cường hoạt động của tế bào trog tinh hoàn, nơi có nhiệm vụ chính và cực kỳ quan trọng là sản sinh và làm tăng nồng độ testosterone một cách tự nhiên đồng thời cũng giúp chống lại những bất thường về tinh trùng. Để sâm cau có thể đạt hiệu quả cao nhất, việc kết hợp với các dược thành phần phù hợp, có như vậy mới đem lại hiệu quả. Các thành phần phải kể đến Nhung hươu Bắc cực, khi cặp đôi này phối hợp với nhau sẽ đem lại tác dụng nhân đôi siêu vượt trội mang tới làn da hồng hào, khí huyết đầy đủ, cơ thể cường tráng và sinh lý mạnh mẽ trở lại.

 

Sâm tiêu mao giúp bổ thận tráng dương

Sâm cau có vị cay, tính ấm, quy vào hai kinh tỳ và can thận nên cũng tương tự như với nam giới, sâm cau cũng có khả năng tương tự trong việc điều trị các vấn đề sinh lý của nữ giới. Nhờ tính ấm nên sâm cau làm dịu cổ họng, bồi bổ can thận, tỳ phế nên hỗ trợ điều trị bệnh lý này rất tốt giúp điều trị hen suyễn, tiêu chảy. Đối với những bệnh nhân có tiền sử huyết áp thì phải duy trì huyết áp ở mức ổn định, tránh tai biến cần uống nước sâm mỗi ngày.

 

Với mỗi một cách bào chế, kết hợp nguyên liệu, sử dụng thì loại thảo dược này lại cho những công dụng khác nhau. Trong trường hợp người già hay nhức mỏi, thoái hóa, sử dụng sâm cau ngâm với rượu để uống 1 chén nhỏ sau mỗi bữa ăn hoặc xoa bóp vào vùng cơ thể bị tổn thương, có thể hỗ trợ chữa tê thấp, đau nhức toàn thân.

Cách sử dụng sâm cau để đạt kết quả tốt nhất

Dù là một thần dược mang tới nhiều tác dụng thần kỳ đến vậy, nhưng sâm cau cũng có chứa một vài độc tính nên khi chế biến, người ra rửa sạch và ngâm với nước vo gạo để khử bớt độc tính này đi. Không nên dung chúng cho phụ nữ có thai vì dễ dẫn đến sảy thai. Chỉ định liều lượng phù hợp mỗi ngày là 10g thái lát mỏng hoặc 20g tươi sâm cau, đem sắc lên với nước, uống 2 lần/ngày sẽ giúp tinh thần tỉnh táo, mạnh gân cốt, đen râu tóc.

 

Rượu sâm cau có tác dụng khi ngâm từ 80 -90 ngày

Có thể đem sâm cau đi ngâm kết hợp với ba kích, rượu nếp, dâm dương, rượu trắng, nấm ngọc cẩu,… hoặc ngâm tất cả mọi loại nguyên liệu cùng với nhau. Chú ý, cần thực hiện theo đúng liều lượng, công thức theo chỉ dẫn, không nên lạm dụng uống quá nhiều rượu sâm cau, tránh gây phản ứng phụ hoặc thừa chất. Lưu ý đặc biệt, loại rượu ngâm này tuyệt đối không dùng cho người đang có thai và nuôi con nhỏ.

 

Vì vậy, ta có thể thấy khi đem sâm cau đi kết hợp cùng với những nguyên liệu và liều lượng khác nhau sẽ trở thành bài thuốc riêng đối với từng loại bệnh. Để giúp bạn sử dụng dược liệu này hiệu quả nhất, caythuocdangian.vn gợi ý một vài công thức bài thuốc dân gian cụ thể:

  • Chữa các bệnh về sinh lý ở nam giới và tử cung lạnh ở nữ: Người bệnh sử dụng 6 gam Sâm cau sắc cùng các vị thuốc khác như Hồ đào nhục, Ba kích, Thục địa, Phá cố chỉ sử dụng 8 gam mỗi loại và 4 gam Hồi hương.
  • Chữa bệnh hen, bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: Sử dụng bộ phận củ, đem thái thành lát mỏng. Lưu ý, trước đó cần sơ chế để loại bỏ chất độc hại. Đem sao vàng hoặc phơi khô để sử dụng dần. Người bệnh cần dùng 12 – 16 gam Tiên mao đã sao vàng sắc cùng 250 ml nước lọc. Đun cho đến khi chỉ còn khoảng 50 ml nước, uống hằng ngày trước bữa ăn để bệnh nhanh khỏi.
  • Dùng cho người bị phong thấp, tiền sử đau lung, đau đầu: Đối với bệnh này cần áp dụng bài thuốc gồm 50 gam Sâm cau ngâm cùng 150 ml rượu trắng. Thời gian ngâm tối thiểu một tuần. Sau đó, có thể sự dụng 2 lần/ngày để giảm bớt các triệu chứng bệnh.
  • Tăng cường miễn dịch, bồi bổ sức khỏe: Nếu bạn đang gặp phải tình trạng như sinh lý rối loạn, hệ miễn dịch không tốt, hay ốm vặt, thì bài thuốc dưới đây sẽ giúp khắc phục tình trạng này. Sâm cau đem hầm với thị lợn hoặc thịt gà, thêm gia vị vừa ăn. Món này dùng trong bữa ăn hằng ngày. Lượng sâm cau sử dụng từ 15 đến 20g.

Chính bởi vậy, để sử dụng sâm cau đạt hiệu quả như mong muốn, quý khách hàng nên tìm những đơn vị uy tín, có xuất xứ nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng để đảm bảo dùng đúng dược liệu. Truy cập vào trang web caythuocdangian.vn nơi chuyên cung cấp sản phẩm lành tính, tốt cho sức khỏe.  Để biết thêm thông tin chi tiết hay gọi theo số hotline 0869.145.860 để được nhân viên tư vấn, và hỗ trợ đặt hàng.

Tìm hiểu thêm bài viết liên quan:

Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hotline: 0869145860

Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình

Nhập số điện thoại và gửi
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay
Hoặc gọi: 0869145860

Chúng tôi sẽ gọi lại ngay!

Thông tin của bạn hoàn toàn được bảo mật