Thông tin cơ bản về cây dạ cẩm
Tên gọi, chủng loại
Dạ cẩm còn có tên gọi khác: cây loét mồm, cây đất lượt hay cây đứt lướt, cây chạm khẩu cắm… và nó được gọi với tên khoa học là: Oldenlandia eapitellata Kuntze.
Phân loại
Dạ cẩm có rất nhiều mẫu khác nhau, trong đó điển hình nhất là dạ cẩm thân xanh và dạ cẩm thân tím. 2 loại dược liệu này được chia làm 2 loại khác nhau đó là loại chứa nhiều lông bao phủ và loại ít lông, quan sát kỹ mới thấy.
Để phân biệt được 2 loại dược liệu này bạn dựa vào các đặc điểm sau:
Mẫu dạ cẩm thân xanh sẽ có 1 số đốt mọc sát gần với nhau. Trong khi đó, dạ cẩm thân tím các đốt thường sẽ cách xa nhau.
Phân bố
Cây dạ cẩm thường mọc hoang tại một số tỉnh miền núi nước ta như: Tỉnh Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hà Giang hay Thái Nguyên,…
Thành phần hóa học
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết trong dạ cầm gồm các thành phần hoá học như: alcaloid, saaponin, tanin.
Trong đó nổi bật nhất là hàm lượng alcaloid chiếm tới 1,982%. Ngoài ra, bên trong cây dạ cẩm còn chứa dồi dào hoạt chất anthra – glucozit.
- Cỏ mực có tác dụng gì? Mua ở đâu tốt và giá bao nhiêu?
- Bách bộ có tác dụng chữa bệnh gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt?
- Quế chi có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Xuyên tâm liên có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Hoài sơn có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Rau sam có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
Tác dụng của cây dạ cẩm đối với sức khoẻ
1. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Cây dạ cẩm có khả năng trung hòa được lượng lớn axit trong dạ dày. Vì thế, nó tác động làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày, khắc phục tình trạng ợ chua, làm lành vết loét. Ngoài ra, dạ cẩm còn rất tốt trong điều trị tình trạng loét miệng, viêm lưỡi.
2. Theo Y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, dạ cẩm có các tác dụng như: giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm và lợi tiểu. Công dụng của dạ cầm đó là điều trị các bệnh viêm loét dạ dày, viêm họng và lở loét ngoài da.
Liều dùng, cách sử dụng
Mỗi lần bạn sử dụng khoảng 20 – 40g dược liệu dạ cẩm mang đi sắc lấy nước uống, hoặc pha trà, tán thành bột để uống. Đối với dạ cẩm dạng tươi thì bạn giã nát để sử dụng.
Các bài thuốc tốt cho sức từ cây dạ cẩm
Từ lâu, dạ cẩm đã được người dân tại các tỉnh miền núi sử dụng để điều trị bệnh. Dưới đây là các bài thuốc tốt được bào chế từ cây dạ cẩm.
1. Dạ cẩm chữa loét lưỡi họng hoặc viêm lưỡi
Với các thành phần quý, dạ cẩm có tác dụng điều trị chữa loét lưỡi họng, viêm lưỡi. Với bài thuốc này, bạn có thể bào chế bằng 3 cách sau.
Cách 1:
Lấy 1 nắm lá dạ cẩm ngâm qua nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Tiếp đó, bạn thái nhỏ, chờ cho tới khi cháo chín thì cho vào như rau thơm để cùng để ăn.
Mỗi ngày bạn ăn một bát cháo lá cẩm cho tới khi các dấu hiệu của bệnh thuyên giảm.
Cách 2:
Lấy nước sắc của lá dạ cẩm trộn cùng với mất ong rồi mang đi nấu cô cho tới khi thành cao lỏng.
Sau khi bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn lấy một lượng cao vừa đủ thoa đều lên trên vết loét ở lưỡi và miệng. Áp dụng bài thuốc này mỗi ngày để hiệu quả mang lại tốt nhất.
Cách 3:
Cần có 30 gram bột cam thao, mang trộn đều cùng với 200 gram bột lá dạ cẩm. Mỗi ngày bạn lấy khoảng 30 gram hãm cùng với nước sôi để uống
2. Dạ cẩm giúp làm lành vết thương
Sử dụng lá dạ cẩm tươi rửa sạch qua nước muối pha loãng, cho vào cối giã nát rồi đắp lên trên vết thương. Mỗi ngày đắp 2 lần, đắp liên tục cho tới khi lên da non, vết thương lành.
3. Dạ cẩm chữa đau dạ dày
Với bài thuốc chữa đau dạ dày, bạn sử dụng dạ cẩm như sau:
Cách 1:
Bạn lấy 5 kg dạ cẩm cùng 1 kg cam thảo mang đi xay mịn rồi trộn đều với nhau. Mỗi ngày bạn uống 2 lần, mỗi lần lấy khoảng 10 – 15 gram hòa tan vào nước sôi để uống. Để uống thuốc dễ hơn, bạn có thể bỏ vào nước thuốc một ít đường.
Cách 2:
Sử dụng 30 gram dạ cẩm mang đi sắc thuốc. Nước thuốc thu được bạn chia làm 2 hoặc 3 phần bằng nhau để uống trong ngày. Nên uốc trước khi ăn hoặc uống lúc đau để hiệu quả điều trị bệnh được tốt nhất.
Cách 3:
Lấy 1000 ml mật ong cùng 5 kg lá dạ cẩm và 2 kg đường phèn. Mang dạ cẩm đi rửa sạch và cho vào trong nồi nấu cùng với nước đến khi thành cao.
Sau đó, bạn cho đường phèn vào, khuấy đều cho tới khi đường hòa tan và tất cả cô lại. Cuối cùng bạn cho mật ong vào, chờ hỗn hợp nguội thì đóng chai.
Mỗi ngày uống đều đặn 2 – 3 lần, mỗi lần sử dụng khoảng 20 – 30 ml. Nên uống cao lỏng dạ cẩm khi đau hay trước khi ăn.
4. Dạ cẩm chữa viêm loét dạ dày
Với bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, bạn có thể sử dụng như sau:
Cách 1:
Chuẩn bị 7kg dạ cẩm khô cùng 2kg đường kính và 1kg mật ong.
Bạn mang lá dạ cẩm nấu cùng với nước thành dạng cao. Cho 2kg đường vào trong cao nấu cô lại.
Cuối cùng bạn cho 1kg mật ong vào trong hỗ hợp. Cho lá cẩm đóng vào trong chai để ăn dần. Cao lá cẩm thường sẽ có màu đen, vị hơi đắng cùng mùi lá cây.
Mỗi lần bạn sử dụng khoảng 1 thìa to từ 10 - 15g, mỗi ngày uống 2 - 3 lần trước khi ăn hay khi có cảm giác đau.
Cách 2:
Bạn lấy các dược liệu: 7kg bột dạ cẩm, cam thảo 1kg và đường kính 2kg cùnghồ nếp vừa đủ.
Mang tất cả các nguyên liệu kể trên đi làm thành cốm. Mỗi ngày bạn uống 2 lần, uống trước khi ăn hay khi có cảm giác đau. Mỗi lần uống khoảng 10 – 15g đối với người lớn, 5 -10g đối với trẻ em dưới 18 tuổi.
5. Dạ cẩm chữa loét dạ dày, ợ chua
Bạn sử dụng từ 20 tới 40g Dạ cẩm khô, sau đó sắc lấy nước uống. Uống ngày bạn uống 2 lần. Nên uống khi bị đau dạ dày hay trước bữa ăn.
6. Dạ cẩm chữa lở loét miệng lưỡi
Bạn lấy cao lỏng bào chế từ cây dạ cẩm sau đó trộn cùng với mật ong và bôi lên vết loét miệng, lưỡi hàng ngày. Bôi liên tục cho tới khi các vết loét lành lại.
Đối tượng nên và không nên sử dụng dạ cẩm
Mặc dù là dược liệu rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Sau đây là đối tượng nên và không nên sử dụng dạ cẩm.
`1. Đối tượng nên sử dụng dạ cẩm
- Người mắc bệnh viêm loét dạ dày và bệnh hành tá tràng.
- Người sử dụng nhiều rượu bia.
- Bị nóng trong người dẫn tới loét mồm, loét lưỡi.
- Mắc bệnh ngoài da trong đó gồm: mụn nhọt, lở loét.
- Người bình thường nên sử dụng để thành lọc cơ thể, giải nhiệt, mát gan.
2. Đối tượng không nên sử dụng dạ cẩm
- Phụ nữ đang mang bầu
- Phụ nữ trong thời gian cho con bú
- Trẻ sơ sinh
Để sử dụng dạ cẩm đúng cách, an toàn bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc giỏi và các bác sĩ chuyên khoa.
Hướng dẫn cách nấu cao dạ cẩm
Ngoài hình thức sắc uống thì trong dân gian dạ cẩm còn có thể chế biến thành dạng cao hay siro để dễ uống hơn.
Để nấu cao dạ cẩm bạn cần chuẩn bị: 10kg cây dạ cẩm dạng khô hoặc tươi, 1kg đường kính và 1kg mật ong. Nước cần nấu trong nhiều ngày để thành cao.
Với tỷ lệ nguyên liệu đã chuẩn bị trên, sau khi bạn nấu sẽ thu được khoảng 1kg cao cô đặc hay 3kg cao lỏng.
Để sử dụng cao dạ cẩm đạt kết quả cao, bạn dùng khoảng 15g cao lỏng hay 8g cao cô đặc để uống và nên uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.
Cần lưu ý những gì khi sử dụng dạ cẩm
Để sử dụng dạ cẩm một cách an toàn, hiệu quả cao bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Người bệnh cần sử dụng đúng cách, liều lượng, không nên lạm dụng.
- Trước khi sử dụng cây dạ cẩm, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, thầy thuốc.
- Vì là thảo mộc tự nhiên nên hiệu quả của dạ cẩm sẽ diễn ra chậm hơn. Do đó, người bệnh cần chú ý kiên trì áp dụng trong một thời gian dài.
- Hiệu quả của các bài thuốc từ cây dạ cẩm còn phụ thuộc vào từng cơ địa, thể trạng của mỗi người. Nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường, dị ứng hay áp dụng bài thuốc trong thời gian dài không thấy hiệu quả, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và tới gặp bác sĩ để dược tư vấn các phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
- Trong quá trình sử dụng cây dạ cẩm điều trị bệnh, nếu bạn thấy cơ thể có các biểu hiện lạ, bạn cần ngưng thuốc ngay và tới gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Như vậy, để đảm bảo sử dụng dạ cẩm an toàn và hiệu quả tốt nhất, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa cùng các thầy thuốc giỏi.
Dạ cẩm giá bao nhiêu tiền 1 kg và mua ở đâu?
Hiện nay, không khó để tìm kiếm địa chỉ bán thuốc đông y nói chung và dạ cảm nói riêng. Tuy nhiên tồn tại song song đó là thực trạng của các địa chỉ kém chất lượng, nguồn gốc thuốc không rõ ràng,…Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả điều trị bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân.
Chính vì thế, việc lựa chọn địa chỉ mua dạ cẩm rất quan trọng và cần được tìm hiểu kỹ càng. Do là vị thuốc tốt cho sức khỏe nên cây dạ cẩm được bán rất nhiều ở các nhà thuốc hay phòng khám đông y,…
Tuy nhiên, để lựa chọn được địa chỉ uy tín, chất lượng, bạn nên chọn những cơ sở kinh doanh lớn, đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động và được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn.
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ mua dạ cẩm uy tín, chất lượng và giá cả hợp lý thì bạn có thể tham khảo website: caythuocdangian.vn. Đây là địa chỉ cung cấp các loại cây thuốc nam quý, uy tín và rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn.
Vậy, dạ cẩm mua bao nhiêu tiền 1 kg? Thực tế, giá của dạ cẩm không cố định, nó thay đổi tùy từng thời điểm cũng như đại ký kinh doanh. Thông thường giá của dạ cẩm sẽ dao động khoảng 150.000 – 250.000 đ/ 1 kg.
Qua những thông tin trên đây, mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về cây dạ cẩm, từ đó sử dụng đúng cách, điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí cho bạn.
Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Hotline: 0869145860
Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay