Chè dây: Thành phân, công dụng, cách dùng, giá thành và địa chỉ mua tốt

Những thông tin cơ bản về chè dây

Cây chè dây còn được gọi với những cái tên khác như: bạch liễm, thau rả, khau rả, điền bồ trà hay hồng huyết long, ngưu khiên tỵ, chè hoàng gia và song nho Quảng Đông,… và có tên khoa học đó là: Ampelopsis cantoniensis.

Chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis

Chè dây xuất hiện chủ yếu ở các triển núi. Trên thế giới, các khu vực mà cây chè dây xuất hiện là Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Indonesia…

Tại Việt Nam, chè dây phân bố chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, chè dây Cao bằng, Lào Cai, Đồng Văn, Mèo Vạc hay Yên Minh, Hà Giang, Hà Tĩnh…cùng một số tỉnh khác phải kể đến như: Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Nai.

Theo nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, chè dây rừng chứa các thành phần hóa học bao gồm: flavonoid, tanin, đường glucase và đường Rhamnese.

Trong đó hàm lượng flavonoid có trong chè dây chiếm nhiều nhất đến18,15%, tồn tại ở dưới hai dạng đó là aglycon và glycosid. Với hỗn hợp Flavonoid chứa gồm myricetin 5,32% và dihydromyricetin là 53,83%.

Cây chè dây có tác dụng gì đối với sức khỏe

Chè dây rừng bắt đầu nổi tiếng và được người dân tìm kiếm trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, loại dược liệu này đã được người dân bản địa đã sử dụng từ rất lâu đời.

Về tác dụng của chè dây, nó được ghi chép cẩn thận trong nhiều tài liệu Y học cổ truyền cùng các công trình nghiên cứu khoa học hiện đại.

1. Tác dụng của chè dây theo Y học cổ truyền

Trong Đông y, chè dây được xem là một vị thuốc quý, với tính mát, vị ngọt hơi đắng, thơm và quy vào 2 kinh Tỳ, Vị.

Vị thuốc này nếu sử dụng đúng cách có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm lành vết thương, viêm loét, giảm đau.

Vì thế, trong các bài thuốc Y học cổ truyền, nó thường được sử dụng để điều trị mụn nhọt, tê thấp, ung nhũ, giảm đau cùng với điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hoá tốt, chữa cảm mạo phong nhiệt, viêm gan thể hoàng đản, hay viêm họng, viêm kết mạc cấp tính, an thần, ngủ ngon.

Không những thế, đây còn là một trong số ít các loại dược liệu thiên nhiên lành tính, có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không gây tác dụng phụ, không tích độc.

2. Tác dụng của chè dây theo Y học hiện đại

Chè dây bắt đầu được nghiên cứu khoa học vào năm 1853, bởi nhà khoa học có tên là K.Koch. Cho tới nay đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học nói về dược liệu này, chứng minh mang lại nhiều công dụng hữu hiệu, chữa bệnh tốt.

Nghiên cứu cho thấy, bên trong chè dây chứa hàm lượng lớn hoạt chất flavonoid (chiếm đến hơn 18%), tanin (hơn 10%) và myricetin, đường glucose, đường rhamnose,…

Nhờ những thành phần nổi bật đó đó, chè dây mang lại rất nhiều tác dụng hiệu quả như:

Tiêu diệt vi khuẩn HP dạ dày

Cây chè dây có công dụng như một loại kháng sinh tự nhiên, tiêu diệt triệt để vi khuẩn gây viêm loét dạ dày HP.

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Với hoạt chất Flavonoid dồi dào, tanin có công dụng kháng viêm, sát khuẩn, kết hợp cùng với protein tạo nên lớp màng bảo vệ niêm mạc của dạ dày, tránh khỏi axit gây hại.

Trường đại học Dược Hà Nội đã nghiên cứu, điều chế thành công Ampelop với 50% là thành phần flavonoid có từ cây chè dây.

Làm lành vết loét ở dạ dày

Flavonoid có tác dụng kháng viêm, giảm viêm, thúc đẩy quá trình lên da non, làm lành các vết thường, loét lại dạ dày, tá tràng nhanh chóng.

Hỗ trợ trung hòa và ổn định các dịch vị ở trong dạ dày

Chè dây có thể hạn chế dư lượng lớn axit dạ dày do dịch vị tiết ra, giảm tối đa hiện tượng trào ngược, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng và cảm giác đau bụng âm ỉ, khó chịu.

Hạ huyết áp, ổn định huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch

Flavonoid rất tốt trong cải thiện chức năng hệ tuần hoàn máu, ngăn chặn hiện tượng canxi bám lên thành mạch máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.

Hơn nữa, chè dây còn có công dụng hạ huyết áp, điều hoà và ổn định huyết áp, ngăn chặn các bệnh huyết áp và tim mạch.

Chữa chứng nổi mụn nhọt, mẩn ngứa và rôm sảy do gan

Trà dây có công dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giải độc và đào thải độc tố cũng như bảo vệ tế bào gan.

Chữa các vấn đề về răng lợi

Flavonoid và Tanin có tính sát khuẩn mạnh, chữa viêm lợi, nhiệt miệng, giảm đau nhức răng, hôi miệng, cũng như tăng cường bổ sung canxi cho răng luôn chắc khỏe.

Ngoài những công dụng trên thì chè dây còn giúp an thần cho giấc ngủ sâu, giảm stress, suy nhược cơ thể, thanh lọc và giải nhiệt cơ thể, điều trị chứng đau nửa đầu, khó chịu, cáu gắt hay tâm lý bất ổn khó kiểm soát.

Đặc biệt, các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng, chè dây không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng như: nôn mửa, đua bụng, khó chịu, dị ứng,…giống với các loại dược liệu khác.

Liều dùng và cách sử dụng chè dây

Mỗi ngày bạn sử dụng khoảng 10 – 50g chè dây mang pha với nước sôi để uống như uống trà thông thường hoặc sắc cùng các vị thuốc khác để uống hỗ trợ điều trị bệnh, tốt cho sức khỏe.

Các bài thuốc hay tốt cho sức khỏe từ chè dây

Với những công dụng tuyệt vời kể trên, chè dây được sử dụng rộng rãi như một loại thảo dược tốt cho sức khỏe trong cuộc sống hằng ngày, hay như vị thuốc để để điều trị bệnh.

Hiện nay, chè dây được sử dụng điều trị bệnh với những bài thuốc như:

1. Chè dây điều trị bệnh đau dạ dày tá tràng

Đây là công dụng nổi bật nhất mà cây chè dây mang lại và được các đồng bào dân tộc thiểu số phát hiện, sử dụng lâu đời.

Những năm trở lại đây, dược liệu đã tạo nên một làn sóng trong giới bệnh nhân bị đau và viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Đã có rất nhiều người tìm về vùng núi Tây Bắc với mong muốn mua được vị thuốc này.

Người bệnh uống nước chè dây mỗi ngày sẽ giúp giảm đau, hết ợ hơi, ợ chua, trào ngược, chướng bụng và làm lành vết loét, sẹo ở dạ dày, nhất là tiêu diệt khuẩn HP vô cùng hiệu quả.

Để pha trà bạn cần phải sử dụng dược liệu dưới dạng khô, nếu như mua cây lá tươi thì bạn phải sơ chế mang phơi khô dưới nắng, sấy khô hay sao vàng trên bếp cho tới khi dược liệu khô hoàn toàn.

Bài thuốc chè dây chữa bệnh dạ dày

Theo kinh nghiệm sử dụng của người dân tộc Tày, mỗi ngày bạn sử dụng khoảng 30 – 50g dược liệu khô hay pha 10g cho mỗi lần uống.

  • Thực hiện:

Bạn cho chè dây khô vào ấm trà, đổ nước sôi tráng qua bỏ nước đầu. Đổ thêm vào khoảng 500 – 600ml nước sôi vào và hãm trong vòng 20 phút rồi sử dụng.

Nước chè sau khi hãm sẽ có màu nâu như cánh gián, mùi thơm dịu nhẹ rất dễ chịu, vị ngọt thanh dễ uống. Uống đều đặn trong khoảng 2 – 3 tuần để bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

  • Sử dụng

Bạn có thể uống trà khi nóng hay để tủ máy uống đều được, nhưng ngon nhất vẫn là nên uống ngay khi nước còn ấm nóng.

Nước chè dây sẽ có vị ngọt thanh nên không cần phải cho thêm đường hay mật ong, tốt nhất sử dụng nguyên chất để đảm bảo dược tính của chè dây.

Với người bị viêm dạ dày khuẩn HP thì nên dùng trà vào mỗi buổi sáng trước khi ăn sáng 30 phút để không thấy khó chịu, cồn cào bụng. Lúc này, khuẩn xoắn HP ẩn náu trong niêm mạc dạ dày, sẽ giúp việc bài tiết thuận lợi hơn.

Người bệnh có thể uống nước trà vào buổi tối để giúp thư giãn hệ thần kinh, an thần và ngủ sâu giấc hơn.

Nếu như không có dược liệu khô, bạn cũng có thể thay thế bằng trà túi lọc bán sẵn để sử dụng.

Bên cạnh đó, nếu như bạn không thích thưởng thức trà mỗi ngày hay bạn quá bận rộn thì bạn có thể mang dược liệu sắc thành nước thuốc và uống hàng ngày đều được.

2. Chè dây chữa bệnh sốt rét

Ngoài công dụng điều trị đau dạ dày thì cây chè dây rừng còn được sử dụng rộng rãi để chữa bệnh sốt rét.

Sử dụng khoảng 60g trà dây, 60g hồng bì cùng 12g mỗi loại lá đại bì, lá tía tô, rễ cỏ xước, rễ xoan rừng, lá cây hay vỏ thân cây vối.

Mang tất cả những dược liệu trên đi rửa sạch sẽ, sắc cùng với 400ml nước, cô đặc lại còn khoảng 100ml thì có thể sử dụng được.

Người bị sốt rét mỗi ngày uống 1 lần, sử dụng trong 3 ngày sẽ có dấu hiệu chuyển biến tích cực.

3. Chè dây điều trị các vấn đề về răng miệng

Sở dĩ, đồng bào dân tộc thiểu số có răng miệng chắc khỏe là do bài thuốc hay từ cây chè dây.

Uống nước chè dây mỗi ngày hay nhai nát vài lá tươi, nhả bã có công dụng chữa chứng hôi miệng, viêm sưng lợi, đau răng và trắng sáng răng khá là hiệu quả.

4. Chè dây chữa cảm mạo

Một trong những cách chữa cảm mạo tại nhà vừa đơn giản lại vừa hiệu quả đó là sử dụng nước chè dây.

Nước sắc chè dây rất tốt cho những người bị cảm mạo, giúp hạ sốt nhanh, giảm đau sưng ở hầu họng và giải cảm.

Cách điều trị rất đơn giản, bạn chỉ cần uống 15 – 20g dược liệu sắc với nước, uống liên tục trong vài ngày thì sẽ khỏi.

5. Chè dây chữa đau nhức xương khớp

Có rất nhiều dược liệu có thể điều trị bệnh xương khớp trong đó có chè dây. Bạn lấy một nắm lá cây chè dây tươi mang hơ nóng trên lửa cho quắt lại, sau đó gói chè dây vào miếng vải và đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức.

Thực hiện liên tục như vậy trong nhiều ngày sẽ giảm đau nhức, tê tay chân hiệu quả. Bài thuốc này rất tốt với những người bị chấn thương, xương khớp bị tổn thương.

Bài thuốc chè dây chữa bệnh

6. Chè dây chữa tiêu chảy, đau quặn thắt bụng

Cần lấy 50g chè dây tươi cùng 15g gừng tươi, rửa sạch sẽ và sơ chế. Với gừng thì bạn xắt thành lát mỏng.

Cho 2 vị thuốc trên vào nồi sắc cùng với 2 bát nước con trên lửa nhỏ, khoảng 15 phút thì có thể lấy nước uống.

Người bệnh chia uống nước thuốc thành 2 – 3 lần trong ngày, với những người cao tuổi và trẻ em thì nên giảm một nửa liều lượng. Uống một vài ngày sẽ giúp chữa tiêu chảy, đau quặn thắt bụng khá hiệu quả.

7. Chè dây chữa ổ mủ do nhiễm trùng

Bạn lấy 15g chè dây đem sắc cùng với rượu và nước theo tỉ lệ 1 rượu: 1 nước để uống hay hầm chung cùng thịt heo nạc để ăn.

Những ai không nên sử dụng chè dây

Mặc dù chè dây rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại dược liệu này. Những đối tượng dưới đây nên hạn chế hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng đó là:

  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang bầu và cho con bú
  • Trẻ nhỏ
  • Người cao tuổi, sức khỏe yếu.

Lưu ý khi sử dụng chè dây

Để đảm bảo an toàn và tăng tính hiệu quả khi sử dụng chè dây, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Vì dược liệu có tính hàn nên mỗi ngày bạn không nên sử dụng quá 60g dược liệu, nên chia uống làm nhiều lần trong ngày, không uống hết luôn 1 lúc
  • Thời điểm hợp lý nhất để uống chè dây đó là trước khi ăn 30 phút, nhất là buổi sáng sớm.

Nên uống chè dây vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút

  • Không uống chè dây đã để qua đêm, bởi nó có thể gây đau bụng, ngộ đ
  • Trẻ em và người già nên uống chè dây với lượng thấp.

Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng uống quá nhiều, bởi nó có thể khiến cơ thể bị mẫn cảm với thuốc kháng sinh, ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc điều trị bệnh sau này.

Chè dây bao nhiêu tiền 1 kg và mua ở đâu?

Chè dây bao nhiêu tiền 1kg và mua ở đâu uy tín? Là vấn đề luôn được người dùng quan tâm khi có nhu cầu hoặc ý định sử dụng dược liệu này.

Về chi phí, giá cả của chè dây thì tùy vào thời điểm, dược liệu bạn mua tươi hay khô và địa chỉ mua mà giá chè dây sẽ dao động khoảng 100.000 – 250.000đ/ 1 kg.

Để mua chè dây với giá tốt nhất, uy tín, đảm bảo chất lượng, bạn có thể tham khảo và mua tại Cây Thuốc Dân Gian. Đây là địa chỉ cung cấp chè dây cũng như các loại dược liệu quý chất lượng với giá thành hợp lý được đông đảo người dân tin tưởng lựa chọn.

Cây Thuốc Dân Gian cam kết luôn mang đến cho người dùng những sản phẩm dược liệu, cây thuốc nam chất lượng, thu hái và sơ chế đảm bảo theo đúng quy trình, được kiểm định nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về cây chè dây như thành phần, công dụng, các bài thuốc và giá thành, địa chỉ mua uy tín. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.

Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hotline: 0869145860

Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình

Nhập số điện thoại và gửi
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay
1 Đánh giá bài viết này
0
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0

Đánh giá của bạn
Nhập thông tin đặt hàng
Chọn khối lượng
Thông tin đặt hàng
Hoặc gọi: 0869145860

Chúng tôi sẽ gọi lại ngay!

Thông tin của bạn hoàn toàn được bảo mật