Cam thảo: Tác dụng và một số bài thuốc chữa bệnh từ cam thảo

Đã từ lâu, cam thảo được biết đến là một thảo dược rất tốt cho sức khỏe của con người. Chúng được sử dụng để giải nhiệt mùa hè, trị ho, giúp làm lành các triệu chứng về đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa,...

Giới thiệu về cam thảo

Cam thảo là một cây thân gỗ sống lâu năm, có độ cao khoảng 1,2 - 1,4 mét. Hình dạng của lá có đầu nhọn, dài 2,5 - 5cm, hình trứng, mép nguyên. Hoa có màu tím và thường nở vào mùa thu và mùa hạ hình cánh bướm dài 15 - 20mm. Quả hình lưỡi liềm rộng 5 - 8cm, dài 4 - 5cm, quả có nhiều lông màu nâu đen. Trong quả thường có 3-7 quả dẹt khác nhau, có màu xanh đen nhạt hoặc màu xám nâu, mặt bóng.

cam-thao

Cam thảo

Cam thảo chủ yếu mọc khắp nơi ở Việt Nam. Mọc ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Malaysia, miền nam Trung Quốc, Thái Lan. Cam thảo có thể thu hoạch hàng năm, dùng phơi khô hoặc để tươi đều được. Đào rễ rửa sạch sau đó sấy hoặc phơi khô là có thể sử dụng được.

Thành phần hóa học                         

Cam thảo chứa hoạt chất Alcaloid và một hợp chất đắng đặc trưng. Ngoài ra cây cũng có nhiều hợp chất như Axit Silicic, Amellin. Phần thân cây có chứa các thành phần sau: Manitol, glucose, scopariol và dulciol.

Thu hái và sơ chế

Thu hái: Cam thảo thường được người nông dân hái vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Đây là thời điểm tốt nhất để cam thảo có nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Sơ chế: Cam thảo thường được sơ chế dưới 3 dạng chính là sinh thảo, chích thảo và bột cam thảo. Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người mà có cách chế biến khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Bột cam thảo: Đầu tiên cạo bỏ lớp ngoài của cây cam thảo. Tiếp theo đó thái thành từng miếng mỏng tròn đem phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn cho vào lọ bảo quản cẩn thận để dùng dần.
  • Chích thảo: Cam thảo đem sấy  khô rồi đem tẩm mật. Cứ  250 gam mật pha với 1,5kg cam thảo với 250ml nước đun sôi. Cuối cùng đem cam thảo đi sao vàng cho đến khi khô là được.
  • Sinh thảo: Rễ được rửa rồi làm mềm, thái thành miếng mỏng khoảng 3mm. Cuối cùng mang sấy khô hoặc phơi khô.

bot-cam-thao

Bột cam thảo

Một số tác dụng của cam thảo

Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền: Cam thảo có một số công dụng sau:

  • Hạ chí, ôn trung, thông kinh hạch và lợi khí huyết.
  • Dưỡng khí, thông cửu khiếu, định phách, ích tinh và an hồn.
  • Nội lực, trưởng cơ nhục, kiên gân, giải độc.
  • Thanh nhiệt, chỉ thống và chỉ khai.
  • Nhuận phế, hoãn cấp, ích khí và thông hành 12 kinh.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học y học hiện đại

Chữa viêm loét dạ dày: Trong cam thảo có hoạt chất glabrene và glabridin có trong rễ có tác dụng trong việc chữa đau dạ dày. Đặc biệt 2 hoạt chất có trong cam thảo còn giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng, buồn nôn do đau dạ dày gây nên. Hợp chất helicobacter pylori có khả năng chống viêm loét dạ dày.

Điều trị nhiễm trùng và viêm da: Trong cam thảo có hoạt chất chống lại vi khuẩn staphylococcus aureus, giúp cải thiện bệnh viêm nang chân lông, bệnh chốc lở và viêm mô tế bào. Trong rễ cam thảo có chứa glycyrrhiza glabra có khả năng chống nhiễm trùng da, chống lại các vi khuẩn xâm nhập gây hại cho cơ thể.

Chữa sâu răng: Các hợp chất chống viêm trong cam thảo có khả năng chống lại vi khuẩn gây sâu răng ở trẻ em và người lớn rất hiệu quả.

Điều trị bệnh viêm gan C: Hợp chất glycyrrhizin trong cam thảo có tính chống viêm, kháng khuẩn có thể giúp trị khỏi bệnh viêm gan C. Đồng thời hợp chất glycyrrhizin có trong cam thảo cũng giúp giải độc gan và chống lại các tác nhân gây tổn hại cho gan.

tac-dung-cua-cam-thao

Tác dụng của cam thảo

Các bài thuốc trị bệnh từ cam thảo

Bài thuốc trị viêm họng

Cách 1: Súc miệng bằng nước cam thảo

Bạn dùng cam thảo đã phơi khô hoặc sấy khô ngâm với nước sôi để khoảng 15p. Nếu bạn là một người bận rộn với công việc bạn cũng có thể dùng bột cam thảo pha với nước sôi để nguội súc miệng vào mỗi sáng. Đồng thời, dùng nước cam thảo súc miệng sẽ giúp bạn làm giảm nhiệt miệng và làm lành những vết lở loét trong miệng và giảm được  cảm giác ho, đau họng.

Cách 2: Dùng các bài thuốc gia truyền trị viêm họng

Bài thuốc số 1: Dùng 5-25 gam cam thảo, sắc lấy nước uống mỗi ngày. Uống đến khi nào đỡ thì thôi.

Bài thuốc số 2: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm vỏ quýt, cam thảo, mạch môn, xạ can, bách bộ, vỏ trắng rễ dâu mỗi loại 8 gam làm thành dạng viên, mỗi viên khoảng 2gam. Bạn ngậm 5-6  viên mỗi ngày sẽ giúp nhanh đỡ đau họng.

Bài thuốc trị lao phổi

Bạn dùng 20gam cam thảo sắc uống mỗi ngày. Đun 500ml nước cạn còn 150ml nước là được. Chia làm 3 lần uống mỗi ngày, uống khoảng 3 tháng.

Bài thuốc trị viêm loét dạ dày

Bạn nên dùng cao lỏng cam thảo hoặc bột cam thảo pha uống hằng ngày sẽ hiệu quả và nhanh đỡ hơn. Dùng khoảng 2 tuần rồi tạm dừng.

Lưu ý: Để có được hiệu quả tốt nhất, bạn nên ăn nhẹ trước 30 phút rồi mới nên uống. Khi đó là lúc cam thảo hoạt động tốt nhất, có tác dụng bảo vệ dạ dày đang bị tổn thương của các bạn. Bạn nên tuân thủ quy định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

cam-thao-ho-tro-dieu-tri-viem-loet-da-day

Cam thảo hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Bài thuốc trị bệnh rối loạn nhịp tim

Cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Trạch tả, cam thảo sống, chích cam thảo mỗi vị 40gam. Sắc tất cả vị thuốc với nhau, mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần uống sáng và tối, uống trong vòng 2 tuần sẽ cho kết quả tốt lên đáng kể.

Bài thuốc trị mụn nhọt

Bạn cần chuẩn bị kim ngân hoa, cam thảo, cây sài đất mỗi loại 20 gam sắc uống mỗi ngày. Bạn cũng có thể dùng cam thảo tươi chưa qua sơ chế, chỉ cần rửa sạch, ép lấy nước bôi bên ngoài da để trị mụn nhọt, lở ngứa.

Những bài thuốc nam về cam thảo cũng có thể có tác dụng phụ nhưng không đáng kể. Vì vậy trước khi sử dụng để trị bất kỳ một bệnh nào bạn nên đến nhà thuốc hoặc đến bác sĩ đông y để được hướng dẫn một cách cụ thể.

Liều lượng và cách dùng

  • Cách dùng: Người bị bệnh có thể dùng cam thảo nhai trực tiếp, sắc uống, nhai trực tiếp sản phẩm có chứa cam thảo như trà cam thảo, kẹo cam thảo.
  • Liều lượng: Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà cách dùng cũng khác nhau. Tuy nhiên không vì thế mà lạm dụng ăn quá nhiều cam thảo trong 1 ngày. Tốt nhất người bị bệnh nên dùng 5-8g cam thảo tùy thuộc vào mức độ bệnh khác nhau.

lieu-luong-va-cach-su-dung-cam-thao

Liều lượng và cách sử dụng cam thảo

Một số tác dụng phụ của cam thảo  

Việc dùng quá nhiều cam thảo sẽ dẫn đến một số vấn đề như sau:

  • Nhịp tim bất thường, lúc đập nhanh, lúc chậm, không ổn định.
  • Huyết áp cao
  • Dễ xuất hiện triệu chứng co giật mạnh
  • Sung huyết suy tim

Nơi mua bán cam thảo chất lượng            

Cam thảo là một loại thuốc nam quý hiếm được sử dụng rộng rãi. Hiện nay tại hầu hết các nhà thuốc, phòng khám đông y, các cửa hàng đều bày bán rất nhiều vị thuốc này. Tuy nhiên người mua cần phải tìm hiểu kỹ và chọn những địa chỉ mua hàng uy tín, chất lượng.

Đến với Cây Thuốc Dân Gian để mua cam thảo chất lượng, có nguồn gốc. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm và nhận được rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ từ khách hàng. Vì vậy mà bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng các sản phẩm của chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

  • Số điện thoại: 0869145860
  • Địa chỉ: thôn Đa Sỹ, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Cam thảo là một vị thuốc từ thiên nhiên rất quý, được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt, người dùng nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tìm hiểu thêm bài viết liên quan:

Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hotline: 0869145860

Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình

Nhập số điện thoại và gửi
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay
Sản Phẩm Tương Tự
1 Đánh giá bài viết này
4
5
0
4
1
3
0
2
0
1
0

Đánh giá của bạn
Nhập thông tin đặt hàng
Chọn khối lượng
Thông tin đặt hàng
Hoặc gọi: 0869145860

Chúng tôi sẽ gọi lại ngay!

Thông tin của bạn hoàn toàn được bảo mật