Cam thảo là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong Đông Y. Cam thảo có vị ngọt, được dùng để làm nước thanh nhiệt và chúng còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời khác. Vậy tác dụng của cam thảo là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tác dụng của cam thảo
Tìm hiểu sơ lược về cam thảo
Vị thuốc cam thảo chính là phần rễ và thân của cây cam thảo được đem phơi khô rồi chế biến tùy theo cách sử dụng. Cam thảo sau khi thu hoạch về sẽ được phân thành từng nhóm theo kích thước, phơi khô. Khi đã phô được khoảng 50% thì đem đi thái thành từng miếng rồi tiếp tục phơi khô hoặc đem sấy khô. Khi lựa chọn cam thảo, nên lựa chọn cam thảo có đặc điểm sau:
- Chọn cam thảo có vị ngọt, không bị sâu đục
- Cam thảo ở dạng khô thường có màu vàng, không bị ẩm mốc, hay có mùi lạ
- Nước sắc cam thảo có vị ngọt, đắng diuh và có mùi thơm rất đặc trưng
Tác dụng của cam thảo
Trị các triệu chứng về đường hô hấp và cảm lạnh
Các nghiên cứu cho thấy, tác dụng của cam thảo chữa trị được một số bệnh cảm lạnh và đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản. Không những vậy chúng còn có tác dụng làm loãng những chất nhầy trong đường hô hấp để dễ dàng đẩy ra ngoài, giúp làm giảm ho và long đờm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cam thảo cũng có tác dụng tương tự trong việc điều trị các bệnh như viêm dị ứng, bệnh viêm mũi và bệnh viêm phế quản. Chiết xuất các dược chất từ cam thảo có thể giúp giảm đau đầu và hạ cơn sốt.
Cam thảo hỗ trợ điều trị bệnh về đường hô hấp
Trị viêm loét, đau dạ dày
Cam thảo được sử dụng như một vị thuốc riêng biệt chữa bệnh viêm loét dạ dày, làm lành vết loét dạ dày từ lâu. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy hoạt chất deglycyrrhizinated có trong cam thảo khi kết hợp với acid có tác dụng giúp hỗ trợ cải thiện các tổn thương do loét dạ dày lâu năm. Dược chất trong cam thảo có thể bảo vệ được niêm mạc thành dạ dày. Chất flavonoid có trong cam thảo giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.
Ngăn ngừa tình trạng nhiễm virus, vi khuẩn
Cam thảo có chức năng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể giúp cơ thể có khả năng chống lại những vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bằng cách sử dụng chất interferon có sẵn trong cơ thể. Đây là loại hợp chất protein có được từ trong cơ thể, chúng có khả năng chống lại các loại virus tấn công. Trong cam thảo còn có thành phần ddeer điều trị bệnh viêm gan B rất hiệu quả.
Làm đẹp da, mềm da
Tác dụng của cam thảo còn đem đến cho phụ nữ một làn da tươi trẻ, hồng hào, mềm mại. Trong cam thảo có tính kháng viêm nên điều trị được một số bệnh về da như: bị mụn, nám da.
Cam thảo giúp làm đẹp da
Giảm các triệu chứng dẫn đến tiền mãn kinh sớm
Trong cam thảo có chứa flavonoid, các kích thích tố nữ estrogen. Các hoạt chất này có vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng trong giai đoạn tiền mãn kinh và giai đoạn mãn kinh. Chúng còn giúp giảm đau trong thời kỳ bị kinh nguyệt.
Tác dụng của cam thảo giúp bảo vệ tim
Hàm lượng Cholesterol xấu trong cơ thể có được kiểm soát tốt nhờ việc sử dụng cam thảo thường xuyên và đúng cách. Theo đó, kho đi vào cơ thể, cam thảo có tác dụng giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol gây hại đến cơ thể. Từ đó có tác dụng giúp bảo vệ tim mạch và cải thiện nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch hiệu quả.
Tác dụng chống loét đường tiêu hóa
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên súc vật, cao lỏng được làm từ cam thảo đều có tác dụng kháng viêm, chống loét khá hiệu quả, ức chế tiết các chất dịch nhầy làm viêm loét.
Tác dụng kháng khuẩn
Lượng cồn chiết xuất từ cam thảo và acid glucuronic làm cho tác dụng của cam thảo ức chế được các loại tích tụ cần vàng, trực khuẩn coli, trùng roi và amip. Tác dụng cam thảo còn có khả năng kháng viêm, chất glucuronic chủ yếu làm chất kháng viêm rất tốt.
Cam thảo có tác dụng giúp kháng khuẩn
Các bài thuốc trị bệnh từ cam thảo
Bài thuốc số 1: Trị bệnh tá tràng, viêm loét dạ dày
Dùng cao lỏng cam thảo ăn mỗi ngày, 1 ngày chia làm 3-4 lần ăn, ăn liên tục trong khoảng một tháng rưỡi sẽ thấy công dụng rõ rệt
Bài thuốc số 2: Trị lao phổi
Chuẩn bị 18 gram cam thảo, đổ chung với 500ml nước sắc còn khoảng 150ml chia uống 3-4 lần trong ngày, uống liên tục trong 3 tháng.
Bài thuốc số 3: Trị chứng xuất huyết tiểu cầu
Dùng 30 gam cam thảo sắc uống mỗi ngày, chia làm 2 buổi uống sáng và tối.
Bài thuốc số 4: Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm nhẹ như u nhọt, Sưng họng, chàm lở, viêm tuyến vú
Cam thảo được sử dụng kết hợp với một số loại thảo dược khác có tác dụng giúp trị mụn nhọt. Chúng được kết hợp với các loại thảo dược như: Bồ công anh, liên kiều, kim ngân hoa.
Bài thuốc số 5: Trị viêm gan
Dùng cam thảo glycyricin uống mỗi ngày làm giảm các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm hoại tử các tế bào gan, giảm suy thoái gan. Làm giảm xơ gan, hạn chế sự tăng sinh tố, tăng tế bào gan tái sinh.
Bài thuốc từ cam thảo
Bài thuốc số 6: Trị chứng viêm tuyến vú
Cần chuẩn bị xích dược 30 gam, cam thảo 30 gram. Uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục 1 - 4 tháng sẽ cho hiệu quả rõ rệt.
Bài thuốc số 7: Trị nứt da
Cần chuẩn bị cồn, 50 gram cao thảo. Cồn 75% ngâm với 50 gram cam thảo trong 200ml nước. Sau 20h chắc hết nước để xác cam thảo bôi lên chỗ vết nứt.
Bài thuốc số 8: Trị chứng viêm học nạc
Cần chuẩn bị 10 gam cam thảo. Dùng 10 gam cam thảo ngâm nước sôi uống thay nước, uống khi nào hết ngọt thì bỏ đi, uống liên tục khi nào đỡ thì thôi. Nên kiêng các thực phẩm cay, có mùi tanh như cá, các đồ ngọt để việc trị bệnh được tốt hơn. Uống liên tục 2 - 5 tháng thì sẽ cho kết quả tốt.
Bài thuốc số 9: Trị chân đau, lưng đau
Dùng cam thảo để châm huyệt chỗ chân đau bằng dịch cam thảo 350% 5ml. Cách từ 3 – 6 ngày lại tiếp tục thực hiện một lần. Làm liên tục khoảng 2 tháng.
Bài thuốc số 10: Trị chứng rối loạn nhịp đập tim
Dùng 30 gam cam thảo sắc uống mỗi ngày, chia làm 2 lần sáng và tối để uống. Dùng liên tục trong vòng 1,5 tháng. Một số trường hợp như mất ngủ, nóng lạnh thất thường, ra mồ hôi, bứt rứt nên uống trước quế chi rồi sau đó mới uống cam thảo để hiệu quả đạt được tốt hơn.
Bài thuốc số 11: Trị nhiễm độc thức ăn
Dừng 8 - 14 gam cam thảo sắc lấy nước uống, nên uống trong 2 giờ và chia làm 3 lần uống. Trường hợp nặng hơn có thể dùng 25gram uống mỗi ngày.
Bài thuốc số 12: Trị bệnh đái nhạt
Dùng bột cam thảo pha với nước uống ngày 3 lần.
Một số lưu ý khi sử dụng cam thảo
Không nên lạm dụng cam thảo quá nhiều, chất glycyrrhizin có trong cam thảo sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn và dễ mắc một số bệnh như:
- Mắc những triệu chứng về hệ tiêu hóa và bị tiêu chảy
- Phù, giữ nước
- Dễ bị cao huyết áp
- Hạ kali máu
Lạm dụng quá nhiều cam thảo cũng sẽ ảnh hưởng đến gan và tim, khi sản xuất ra cam thảo, người sản xuất đã chống chỉ định cam thảo với các bệnh về gan, tim. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng nên tránh xa sản phẩm này.
Không nên sử dụng cam thảo cùng với một số loại thuốc sau vì nó có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn:
- Thuốc tránh thai
- Thuốc cao huyết áp
- Thuốc lợi tiểu
- Corticosteroid
- Warfarin
Lưu ý khi sử dụng cam thảo
Trên đây là các tác dụng của cam thảo và một số lưu ý trong quá trình sử dụng cảm thảo mà chúng tôi chia sẻ với bạn đọc. Chúng tôi hi vọng những thông tin trên sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn. Bạn muốn tìm mua cam thảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng thì hãy liên hệ với Cây Thuốc Dân Gian theo những cách sau:
- Liên hệ vào số điện thoại: 0869145860
- Địa chỉ: Thôn Đa Sỹ xã Cao Thắng huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình
Tìm hiểu thêm bài viết liên quan:
- Cam thảo mua ở đâu tốt nhất? Địa chỉ bán uy tín, chất lượng?
- Cam thảo giá bao nhiêu tiền?
- Cam thảo: Tác dụng và một số bài thuốc chữa bệnh từ cam thảo
Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Hotline: 0869145860
Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay
Cam thảo bắc mới có tác dụng như thế