Trạch tả là một loài cây mọc hoang rất nhiều tại ven bờ ruộng, ao hồ được sử dụng để điều trị các chứng bệnh như bí tiểu, hoa mắt, chóng mặt, viêm đường tiết niệu, táo bón.
1. Trạch tả là gì?
Trạch tả hay còn được gọi là cây ngưu nhĩ thái, tư ý thái, mã đề nước, toan ác vu,... Trạch tả tên khoa học là Alisma plantago aquatica L, thuộc họ nhà trạch tả.
Cây trạch tả thường mọc hoang nhiều ở bờ ruộng, bờ ao,... Thân cây thuộc dạng thân mềm, không có lông với chiều cao trung bình dưới 1m. Thân rễ có màu trắng, thường là hình con quay hoặc dạng hình cầu.
Hình ảnh 1: Hình ảnh cây trạch tả
Lá cây có dạng hình lưỡi mác, mọc thành cụm, có bẹ từ dưới gốc lên. Hoa trạch tả là loại hoa lưỡng tính, thường có màu phớt hồng hoặc màu trắng. Cán hoa dài, nhẵn và phát triển từ gốc lên, chia thành các vòng hoa.
Củ trạch tả có màu trắng ngà, phần thịt chứa rất nhiều tinh bột.
- Cây tục đoạn. Tục đoạn có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Tiểu hồi hương có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Cây chó đẻ. Chó đẻ có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Lan kim tuyến có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Đan sâm là gì? Đan sâm có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt?
1.1. Khu vực phân bố
Ở nước ta, cây trạch tả mọc hoang rất nhiều ở bờ ruộng, ven ao, những khu vực ẩm ướt. Loài cây này mọc phổ biến ở một số khu vực như Lào Cai, Lạng Sơn, Lai Châu, Thái Bình, Hòa Bình,...
1.2. Bộ phận sử dụng và cách thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của cây trạch tả chính là phần củ, hay còn gọi là trạch tả dược liệu. Củ thường có dạng hình tròn, hình trứng hoặc hình bầu dục. Vỏ ngoài của củ có màu trắng vàng, rất thô và chứa nhiều đường vân rãnh nằm ngang. Xung quanh củ có rất nhiều rễ con. Mặt cắt của củ có màu trắng vàng, chứa nhiều tinh bột, chúng có mùi thơm nhẹ và có vị hơi đắng.
Trạch tả thường được thu hoạch 2 lần/ năm, một đợt vào khoảng tháng 6 và một đợt vào khoảng tháng 12. Khi thu hoạch, cây sẽ được nhổ lên, cắt bỏ toàn bộ thân, lá, rễ con và hoa đi. Sau đó sẽ được rửa sạch trước khi đem đi phơi khô hoặc sấy khô.
Hình ảnh 2: Củ trạch tả tươi
1.3. Thành phần dinh dưỡng có trong củ trạch tả
Trong củ trạch tả có chứa các hoạt chất như tinh bột, Epialisol A, Protid, Alisol C Monoacetate, Choline, Alisol A, B, chất nhựa, Alismoxide,... và rất nhiều các hoạt chất khác.
1.4. Cách dùng
Mỗi ngày, sử dụng từ 8 – 40g ở dạng thuốc sắc hoặc dùng bột trạch tả. Thông thường, người ta sẽ kết hợp trạch tả với nhiều vị thuốc khác để gia tăng hiệu quả điều trị.
2. Trạch tả có tác dụng gì?
Y học hiện đại đã chỉ ra tác dụng của trạch tả là:
- Phấn hoa của trạch tả có tác dụng làm tan mỡ. Vì vậy mà trạch tả giảm cân khá an toàn và hiệu quả.
- Giúp lợi tiểu và tăng khả năng đào thải một số chất thải như ure, natri, kali,... ra khỏi thận.
- Cồn được chiết suất từ trạch tả có tác dụng ngăn ngừa các hiện tượng như máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, giúp hạ lipid trong máu.
- Trạch tả có tác dụng giúp hạ áp nhẹ và giãn mạch vành.
- Có tác dụng giúp chống đông máu, làm hạ đường huyết,...
Theo Đông y, trạch tả được sử dụng để điều trị các chứng bệnh như: đau đầu, chóng mặt, bí tiểu, bị táo bón, giảm hàm lượng lipid trong máu,....
Hình ảnh 3: Tác dụng của trạch tả đối với sức khỏe
3. Một số bài thuốc từ trạch tả
Trạch tả chữa bệnh gì? Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ trạch tả:
3.1. Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt ở người bệnh bị thiếu máu
Bài thuốc số 1: Sử dụng 12g trạch tả, 10g cúc hoa, 15 địa hoàng, 10g tri mẫu, 10g long đởm thảo, 10g hoa vương, 10g mộc ban, 10g sài hồ và 10g hoàng cầm đem sắc thuốc uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang.
Bài thuốc số 2: Sử dụng 15g trạch tả, 12g cúc hoa và 6g sơn khương mang đi sắc 1 chén thuốc đậm, chia làm 2 lần uống trong ngày.
3.2. Bài thuốc chữa ho, điều trị bệnh viêm họng
Sử dụng 30g lá trạch tả, 5g gừng tươi và 30g lá húng chanh đem sắc với 300ml nước lọc. Đợi cho trong nồi còn khoảng 50ml thì dừng lại, uống hết trong ngày. Thực hiện liệu trình liên tiếp trong 5 ngày và nên sử dụng khi thuốc còn ấm.
3.3. Bài thuốc trạch tả chữa nhiễm trùng đường tiết niệu, bị bí tiểu, phù
Bài thuốc số 1: Dùng 10g trạch tả khô, 15g rễ cỏ tranh, 10g y mã thảo, 6g mộc thông, 10g cây lưỡi mèo và 10g trư linh đem nấu nước đặc và uống.
Bài thuốc số 2: Sử dụng 12g trạch tả, 12g xa tiền tử, 12g trư linh và 12g cảm mạo thông đem sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng hết 1 thang.
3.4. Bài thuốc chữa táo bón
Chuẩn bị trạch tả, quan mộc thông, đại phúc tử, chỉ xác và khương ngưu đem tán bột mịn rồi trộn đều với nhau. Mỗi ngày sử dụng 12g kết hợp với nước sắc của gừng tươi với hành.
Hình ảnh 4: Bài thuốc trạch tả chữa táo bón
3.5. Bài thuốc giúp cải thiện chứng tiểu tiện không thông
Dùng 12g trạch tả, 8g xuyên mộc thông, 12g xa tiên thảo, 20g bạch mao căn, 12g thạch phi đem sắc thuốc uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang.
3.6. Bài thuốc chữa bệnh thận dẫn đến phù thũng
Bài thuốc số 1: Dùng 10g trạch tả, 10g trư linh, 10g xa tiền thảo và 10g phục linh đem sắc thuốc uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang.
Bài thuốc số 2: Sử dụng 6g trạch tả, 2g quế chi, 4g bạch truật, 2g cam thảo và 6g phục linhnsắc với 600ml nước lọc. Đun cho đến khi trong nồi cô lại còn khoảng 300ml thì dừng lại, chia nhỏ làm 3 lần sử dụng trong ngày.
3.7. Bài thuốc giúp chữa chứng ra nhiều mồ hôi
Dùng trạch tả, sinh khương, sơn khương, tả xác và phục linh với hàm lượng như nhau rồi đem đun nước uống hàng ngày. Bài thuốc này có tác dụng giúp giảm điều tiết mồ hôi trong cơ thể.
3.8. Bài thuốc làm giảm lượng mỡ trong máu
Dùng 8g trạch tả, 3g sơn trà, 3g hà thủ ô 6g mộc hương, 3g kim anh, 6g thảo quyết minh, 3g hoàng tinh đem sắc với nước thành dạng cao rồi đem trộn đều với bột gạo làm thành từng viên có khối lượng khoảng 1,1g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng từ 5 – 8 viên, điều trị trong vòng 1 tháng.
Hình ảnh 5: Bài thuốc giảm mỡ máu từ trạch tả
3.9. Bài thuốc giúp cải thiện chứng chóng mặt
Dùng từ 30 – 60g trạch tả kết hợp với 10 – 15g bạch truật đem sắc lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
3.10. Bài thuốc trạch tả điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Sử dụng 20g trạch tả, 15g thảo minh quyết, 15g tang hồ điệp, 15g hà thủ ô sống, 15g hổ trương, 30g sơn trà, 15g đan sâm đem đun nước uống, mỗi ngày dùng hết 1 thang.
4. Một số lưu ý khi sử dụng trạch tả
- Không sử dụng trạch tả ở người bị hỏa hư, tỳ hư.
- Người bệnh bị dị ứng với trạch tả thì không nên dùng.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Một số dấu hiệu bị dị ứng với trách tả: đau đầu, sưng miệng, nổi phát ban, khó thở, ngứa toàn thân,....
5. Mua trạch tả ở đâu?
Trạch tả được bán ở đâu? Hiện nay, có rất nhiều các địa chỉ bán trạch tả, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến những địa chỉ uy tín để mua hàng, đảm bảo an toàn sức khỏe trong quá trình dùng. Vậy trạch tả mua ở đâu?
Cây Thuốc Dân Gian là một địa chỉ chuyên cung cấp các vị thuốc nam chất lượng, có nguồn, trong đó có trạch tả. Các sản phẩm của nhà thuốc đều được cam kết về chất lượng và nguồn gốc. Với tiêu chí “Vì sức khỏe của mọi người”, chúng tôi luôn cố gắng để mang lại những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.
Hình ảnh 6: Mua trạch tả ở đâu?
6. Trạch tả giá bao nhiêu tiền 1kg?
Hiện tại, giá trạch tả được bán tại cửa hàng là 160.000 VNĐ/kg. Chúng tôi cam kết đây là mức giá ưu đãi nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, Cây Thuốc Dân Gian còn có chính sách giao hàng tại nhà thông qua đường bưu điện và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác gửi tặng cho những đơn hàng có giá trị lớn.
Cây Thuốc Dân Gian là một địa chỉ uy tín, cung cấp vị thuốc trạch tả chất lượng với mức giá ưu đãi. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và mua trạch tả:
- Số điện thoại: 0869145860
- Địa chỉ: thôn Đa Sỹ, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Hotline: 0869145860
Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay
Tôi muốn mua củ trạch tả thì mua ở đâu