Tiểu hồi hương là một vị thuốc được dùng nhiều trong Đông Y có tính ấm, vị cay nên được sử dụng giúp bổ thận, tráng dương, điều hòa kinh nguyệt,...
1. Tiểu hồi hương là gì?
Tiểu hồi hương còn được gọi với nhiều tên gọi khác như hồi hương, cốc hương, hồi,... Tiểu hồi hương tên khoa học là Fructus Foeniculi, thuộc họ Hoa Tán.
Cây hồi hương thuộc dạng thực vật thân thảo, chúng có chiều cao lên đến 2m. Thân cây màu lục, có các khía và hơi nhăn. Lá cây có bẹ phát triển, mọc ôm sát vào thân và lá mọc so le nhau. Hoa tiểu hồi hương có màu vàng, thường mọc ở các nách lá hoặc mọc ở ngọn cành. Hoa tiểu hồi hương mọc thành từng chùm với cuống hoa dài.
Hình ảnh 1: Cây tiểu hồi hương
Quả tiểu hồi hương có dạng hình trứng, thuôn dài. Lúc còn non, quả có màu xanh lục, về sau khi già thì chuyển sang màu nâu lục. Quả tiểu hồi hương có mùi thơm rất đặc trưng. Cây tiểu hồi hương thường ra hoa vào khoảng tháng 6 – tháng 7 hàng năm và đậu quả vào khoảng tháng 10.
- Trạch tả có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Cây tục đoạn. Tục đoạn có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Cây chó đẻ. Chó đẻ có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Lan kim tuyến có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Đan sâm là gì? Đan sâm có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt?
1.1. Khu vực phân bố
Tiểu hồi hương có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng được trồng nhiều ở các tỉnh của Trung Quốc như Cam Túc, Liên Ninh, Sơn Tây. Ở nước ta, tiểu hồi hương được trồng ở một số khu vực có khí hậu mát mẻ, tuy nhiên, số lượng còn rất hạn chế.
1.2. Bộ phận dùng làm thuốc và cách thu hoạch
Quả tiểu hồi hương là bộ phận chủ yếu được sử dụng làm thuốc. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng lá và rễ nhưng không nhiều.
Quả chuyển sang màu nâu là thời điểm bắt đầu thu hoạch tiểu hồi hương. Những quả chưa chín hẳn sẽ được treo ở nơi thoáng khí cho chín. Những quả chín rồi sẽ được bó thành từng bó, phơi khô trong bóng râm rồi đập vỏ, lấy hạt.
Sau khi lấy hạt, có thể dùng nguyên hạt hoặc đem bào chế thành diêm tiểu hồi.
Hình ảnh 2: Quả tiểu hồi hương
1.3. Thành phần hóa học
Trong tiểu hồi hương có chứa các thành phần như tinh dầu, các vitamin, anethol, estragole, anisic acid,....
1.4. Tính vị và quy kinh
Tiểu hồi hương có vị cay và mùi thơm đặc trưng.
Quy vào các kinh Vị, Can, Tỳ và Thận.
2. Tác dụng của tiểu hồi hương
Tiểu hồi hương có tác dụng gì?
Theo Đông Y, tiểu hồi hương được sử dụng để điều trị các chứng bệnh như: chán ăn, buồn nôn, đau bụng sườn, thận hư, kích thích tiêu hóa, lợi sữa, thông tiểu,....
Bên cạnh đó, nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra công dụng của tiểu hồi hương như sau:
- Tinh dầu tiểu hồi hương có tác dụng giúp kích thích gây tê tại chỗ.
- Tác dụng ức chế quá trình hoạt động của trực khuẩn lao nhờ tác dụng của hoạt chất anethole.
- Tăng cường quá trình tiết dịch vị ở dạ dày, tăng nhu động ruột và có tác dụng giúp kích thích trung tiện.
- Giảm co thắt và giảm đau bụng nên tiểu hồi hương có tác dụng cải thiện chứng đầy bụng, chướng hơi, giúp cảm thấy thoải mái hơn khi ăn uống.
Hình ảnh 3: Công dụng của tiểu hồi hương đối với sức khỏe
4. Tiểu hồi hương chữa bệnh gì và các bài thuốc liên quan
4.1. Tiểu hồi hương giúp bổ thận – tráng dương ở nam giới
- Chuẩn bị 8g tiểu hồi hương, 2 quả cật dê, 10g đậu đen và 15g đỗ trọng.
- Các vị thảo dược đem rửa sạch rồi cho vào 1 túi vải, buộc kín miệng.
- Cật dê đem rửa sạch rồi thái thành nhiều miếng nhỏ.
- Cho cật dê và túi thảo dược vào nồi, thêm nước rồi ninh nhừ. Khi chín thì ninh thêm gia vị cho vừa miệng ăn rồi thưởng thức khi món ăn còn nóng.
4.2. Trị chứng chướng bụng, đầy hơi
- Chuẩn bị 6g tiểu hồi hương và 20g gừng sống.
- Gừng đem thái lát rồi cùng tiểu hồi hương mang đi sao vàng, tán bột mịn rồi làm thành viên.
- Mỗi ngày uống 2 lần kèm với nước lọc.
4.3. Hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét
- Chuẩn bị tiểu hồi hương tươi đem giã nát rồi vắt lấy nước cốt uống.
- Ngoài ra, có thể sử dụng tiểu hồi hương khô sắc lấy nước uống.
Hình ảnh 4: Tiểu hồi hương điều trị bệnh sốt rét
4.4. Chữa chứng thận suy dẫn đến đau bụng
- Chuẩn bị 4g bột tiểu hồi hương và 1 bầu dục lợn.
- Bầu dục lợn đem sơ chế rồi ướp với bột tiểu hồi mang nướng chín. Mỗi ngày ăn 1 cái, điều trị liên tục trong 7 ngày.
4.5. Chữa bạch đới do bị lạnh
- Chuẩn bị 10g tiểu hồi hương và 6g can khương.
- Đem hai vị đi rửa sạch rồi mang sắc với nước đường đỏ. Sử dụng 1 thang thuốc trong ngày.
4.6. Trị chứng đau xóc ở dưới sườn
- Chuẩn bị 40g tiểu hồi hương sao vàng và 20g chỉ xác sao.
- Mang hai vị đi tán bột mịn. Mỗi lần dùng 8g uống kèm với rượu pha thêm muối, dùng 2 lần/ ngày.
4.7. Cải thiện chứng chậm kinh, giúp điều hòa kinh nguyệt
- Chuẩn bị: 6g tiểu hồi hương, 12g ba kích, 8g xuyên khung, 15g đương quy, 6g gừng nướng, 10g ngải diệp, 15g kỷ tử, 10g quế chi, 30g hoàng kỳ, 10g thục địa, 10g ngưu tất và 10g bạch thược.
- Đem các vị thảo dược sắc với 1 lít nước lọc. Đun sao cho trong nồi còn khoảng 600ml nước thuốc thì dừng lại, chia đều làm 3 lần uống trong ngày.
- Điều trị liên tục từ 10 – 15 ngày kể từ khi hết kinh nguyệt.
4.8. Chữa chứng thoát bị bẹn ở trẻ nhỏ
- Chuẩn bị 20g tiểu hồi hương, 10g lệ chi hạch, 5g ô dược, 10g quýt hạch, 5g đinh hương, 50g dĩ nhân cát.
- Đem các vị trên tán bột mịn rồi trộn đều với mật ong, làm thành từng viên có khối lượng khoảng 3g.
- Mỗi lần uống từ ½ - 1 viên, ngày dùng 3 lần.
4.9. Chữa chứng vàng da do thiếu máu
- Chuẩn bị 4g tiểu hồi hương, 12g sa sâm, 4g nhục quế và 12g khương hoàng.
- Đem các vị đi sắc thuốc uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang.
Hình ảnh 5: Tiểu hồi hương chữa chứng vàng da do thiếu máu
4.10. Trị chứng tỳ vị hư
- Chuẩn bị 40g tiểu hồi hương, 40g hồ lô ba, 40g phá cố chỉ, 40g bạch long cốt, 60g mộc hương, 21 quả hồ đào và 3 dương yêu tử.
- Đem các vị đi tán bột mịn, trộn đều với rượu rồi chưng làm hoàn.
- Mỗi ngày dùng từ 8 – 12g đem chiêu với rượu nóng, dùng lúc đói.
4.11. Chữa sán khí
- Chuẩn bị tiểu hồi hương và lệ chi hạch với hàm lượng đều nhau.
- Lệ chi hạch đem sao đen. Sau đó, đem tiểu hồi hương và lệ chi hạch đem tán bột mịn, trộn đều với nhau.
- Mỗi lần dùng khoảng từ 4 – 6g và hạn chế sử dụng rượu trong quá trình điều trị.
4.12. Chữa chứng tinh hoàn đau
- Chuẩn bị 4g tiểu hồi hương, 6g ngô thù, 6g mộc hương và 12g xuyên luyện tử.
- Đem các vị đi sắc thuốc uống hàng ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
5. Một vài lưu ý khi sử dụng tiểu hồi hương
- Tiểu hồi hương không dùng ở người có chứng nhiệt và âm hư hỏa.
- Tránh nhầm lẫn giữa tiểu hồi hương và quả hồi vì quả hồi có độc nhẹ.
- Tiểu hồi hương có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai có chứa hoạt chất estrogen.
- Nên tham khảo ý kiến của dược sĩ trước khi sử dụng.
6. Tiểu hồi hương bao nhiêu tiền?
Tiểu hồi hương bao nhiêu tiền 1kg? Giá tiểu hồi hương trên thị trường bán với giá khoảng 250.000 VNĐ/kg hạt khô.
7. Mua tiểu hồi hương ở đâu?
Vị thuốc tiểu hồi hương bán ở đâu? Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Cây Thuốc Dân Gian tự tin là một địa chỉ bán tiểu hồi hương chất lượng, uy tín trên thị trường. Đến với chúng tôi, bạn sẽ không cần phải băn khoăn xem tiểu hồi hương mua ở đâu nữa. Bởi chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, uy tín, được kiểm tra kỹ càng về nguồn gốc xuất xứ.
Hình ảnh 6: Nên mua tiểu hồi hương ở đâu?
Với slogan “Cây thuốc của mọi nhà”, Cây Thuốc Dân Gian mong muốn sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm an toàn nhất, chất lượng để bảo đảm sức khỏe cho bạn và gia đình. Khách hàng mua tiểu hồi hương có liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Số điện thoại: 0869145860
- Địa chỉ: thôn Đa Sỹ, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Chính sách bán hàng:
- Có chính sách giao hàng tận nhà cho khách hàng thông qua đường bưu điện
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho những đơn hàng giá trị lớn
- Cam kết hoàn tiền nếu khách hàng phát hiện hàng kém chất lượng, hàng giả
Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Hotline: 0869145860
Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay