Đan sâm là một dược liệu được sử dụng rất phổ biến trong Đông Y dùng trong các bài thuốc chữa mất ngủ, điều hòa kinh nguyệt, mất kinh, làm giảm cơn đau khớp,....
1. Đan sâm là gì?
Đan sâm còn được gọi với tên gọi khác là huyết sâm. Đây là một loài thực vật sống lâu năm, cây có chiều cao khoảng 30 - 80cm. Rễ cây màu đỏ nâu, phân nhiều nhánh, có đường kính từ 0,5-2cm. Lá kép lông chim sẻ, mọc đối nhau, lá thường có hình trái xoan hoặc hình trứng, có chiều rộng 0,8-5cm, dài khoảng 2-7cm, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa, gân lá nhiều như hình mạng lưới, cuống lá dài.
Hình ảnh 1: Cây đan sâm
Quả đan sâm nhỏ, dài 3mm, đầu tù. Mùa ra hoa thường vào tháng 5-8 hàng năm. Mùa ra quả thì vào tháng 6 - tháng 9. Hoa mọc nhiều sít nhau ở phần ngọn cây, hoa có màu tím nhạt. Rễ đan sâm không thẳng mà cong queo, đâm rất sâu vào lòng đất. Mặt ngoài của rễ nhăn nheo, vỏ rễ có màu đỏ tươi.
- Trạch tả có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Cây tục đoạn. Tục đoạn có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Tiểu hồi hương có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Cây chó đẻ. Chó đẻ có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Lan kim tuyến có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
1.1. Khu vực phân bố
Đan sâm mọc nhiều ở Trung Quốc. Chúng được di thực vào Việt Nam và được trồng chủ yếu ở Tam Đảo.
1.2. Thu hoạch và sơ chế
Đan sâm thường thu hoạch vào mùa thu và mùa xuân hàng năm. Đến mùa thu hái, rễ đan sâm được đào rồi đem về rửa sạch, cắt bỏ đi rễ phụ xung quanh, phơi khô hoặc đem sấy khô. Khi thu hoạch, nên chọn những củ có màu đỏ như thế thì đan sâm đã chín, không bị dập, thối. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những côn trùng như mối mọt bám vào.
1.3. Thành phần hóa học của đan sâm
Thành phần hóa học của đan sâm bao gồm: các nhóm xeton ( tansinon I, II, III ) và các tinh thể màu vàng cryptotanshinone, methyl - tanshinon và isocryptotanshinon. Ngoài các thành phần trên còn có Vitamin E, acid lactic và phenol,...
1.4. Tính vị và quy kinh
Vị đan sâm hơi đắng, không có độc và có tính hàn.
Quy kinh: Qui vào Tâm, Can và Tâm bào.
1.5. Cách dùng đan sâm
Tùy thuộc vào từng căn bệnh mà người bệnh sẽ sử dụng với liều lượng khác nhau. Do vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
2. Tác dụng của đan sâm
Đan sâm có tác dụng gì?
- Điều hòa kinh nguyệt.
- Giúp điều trị bệnh ung thư.
- Điều trị sốt xuất huyết.
- Giảm đau thắt ngực, điều trị bệnh mạch vành.
- Điều trị chứng suy thận mạn tính.
- Điều trị viêm khớp cấp.
- Điều trị chứng mất ngủ, thần kinh suy nhược.
- Điều trị huyết khối ở não.
- Điều trị viêm phổi kéo dài,...
Hình ảnh 2: Đan sâm giúp điều hòa kinh nguyệt
3. Đan sâm chữa bệnh gì và các bài thuốc liên quan
3.1. Bài thuốc số 1: Điều hòa kinh nguyệt
Nguyên liệu chuẩn bị: hương phụ 6 gam, bột đan sâm 10 gam, 5 gam bạch thược, 10 gam địa hoàng, 10 gam đương quy, 600ml nước.
Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào 600ml nước, sắc cho đến khi còn 200ml. Ngày uống 3 lần. Uống liên tục 1 tuần.
3.2. Bài thuốc số 2: Điều trị viêm gan cấp
Nguyên liệu chuẩn bị: Dịch chiết xuất từ đan sâm.
Cách thực hiện: Uống trực tiếp cùng với nước.
3.3. Bài thuốc số 3: Điều trị viêm gan mạn
Nguyên liệu chuẩn bị: Dùng 4ml dịch chiết xuất từ đan sâm.
Cách thực hiện: Tiêm/ chích vào bắp. Dùng liên tục trong 3 tháng sẽ cho hiệu quả rất tốt.
Hình ảnh 3: Bài thuốc điều trị viêm gan từ đan sâm
3.4. Bài thuốc số 4: Điều trị bệnh ho gà
Nguyên liệu chuẩn bị: 2 ống dịch đan sâm.
Cách thực hiện: Tiêm/ chích vào tay, 1 ngày tiêm khoảng 1-2 ống, 1 ống có 2ml và trong 2ml trên có 2 gam đan sâm.
3.5. Bài thuốc số 5: Điều trị sốt xuất huyết
Nguyên liệu chuẩn bị: 3 ống dịch chiết xuất từ đan sâm.
Cách thực hiện: Tiêm vào tĩnh mạch khoảng 10-15ml. Sử dụng 2 ngày 1 lần. Sau 3 ngày sẽ đỡ được khá nhiều.
3.6. Bài thuốc số 6: Đan sâm chữa mất ngủ
Nguyên liệu chuẩn bị: Đan sâm 12 gam, 500ml nước.
Cách thực hiện: Cho đan sâm sắc cùng với nước, sắc đến khi cạn còn 150ml. Dùng thuốc vào mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ.
3.7. Bài thuốc số 7: Chữa chứng mất kinh
Chuẩn bị 8g đan sâm, 12g hoàng kỳ, 6g trần bì, 12g đảng sâm, 4g cam thảo, 12g bạch truật, 8g sài hồ, 8g ngưu tất, 8g bạch thược, 8g đương quy và 8g thăng ma.
Cách thực hiện: Đem các vị đi sắc thuốc uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang.
Hình ảnh 4: Bài thuốc chữa chứng mất kinh từ đan sâm
3.8. Bài thuốc số 8: Chữa ghẻ lở do phong nhiệt
Chuẩn bị 20g đan sâm, 16g thổ sâm và 16g hạt xà sàng.
Cách thực hiện: Đem các vị nấu nước rồi thoa lên vùng da bị ghẻ, lở.
3.9. Bài thuốc số 9: Đan sâm trị mụn, nhọt, đinh râu
Chuẩn bị 12g đan sâm, 40g kim ngân hoa, 12g sinh địa, 40g thạch cao, 16g tạo giấc thính và 40g bồ công anh.
Cách thực hiện: Đem các vị đi sắc thuốc uống.
3.10. Bài thuốc số 10: Trị chứng đau dây thần kinh bên liên sườn
Chuẩn bị: 8g đan sâm, 6g cam thảo, 8g bạch thược, 6g bạc hà, 8g uất kim, 6g hương phụ, 8g thanh bì, 4g gừng, 8g sài hồ, 8g bạch linh và 8g bạch truật.
Đem các vị đi sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
3.11. Bài thuốc số 11: Đan sâm làm đẹp da
Nguyên liệu chuẩn bị: 10 gam đan sâm tươi, 2 thì cà phê sữa chua.
Cách thực hiện: Đan sâm đem xay nhuyễn sau đó trộn chung với 2 thìa sữa chua. Đắp hỗn hợp trên lên mặt khoảng 15 - 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện công thức trên khoảng 2 - 3 lần trong tuần. Thực hiện 2-3 lần/tuần. Sau 1 tháng da mặt sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
3.12. Bài thuốc số 12: Đan sâm chữa chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi
Nguyên liệu chuẩn bị: 8g đan sâm, 0.6g chu sa, 12g địa hoàng, 6g ngũ vị tử, 10g mạch môn, 6g cát cánh, 12g huyền sâm, 8g viễn chí, 10g thiên môn, 8g bá tử nhàn, 8g toan táo nhân, 8g đương quy và 8g phục linh.
Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc đi tán bột mịn rồi làm thành viên. Mỗi ngày uống 20g.
4. Đan sâm ngâm rượu tốt cho sức khỏe
Đan sâm ngâm rượu có tác dụng nhuận tràng, nâng cao thể trạng, chữa chứng đau mỏi phong thấp, kích thích tiêu hóa. Một số tác dụng từ đan sâm ngâm rượu:
- Nâng cao thể trạng, chữa trị mất ngủ, mệt mỏi, giúp ăn ngon.
- Chữa yếu sinh lý, hiếm muộn.
- Chữa đau dây thần kinh, đau lưng, đau nhức xương khớp.
Cách ngâm rượu đan sâm:
- Nguyên liệu chuẩn bị: 5 lít rượu gạo, đan sâm tươi, bình sứ có dung tích 7-8 lít.
- Cách thực hiện: Đan sâm đem rửa sạch, loại bỏ hết tạp chất, ủ mềm, thái lát sau đó phơi hoặc sấy khô. Cho tất cả nguyên liệu vừa sơ chế vào bình, đổ 3 lít rượu vào sau 2 ngày khi rượu đã ngấm thuốc đổ thêm 2 lít còn lại để khoảng 1 tháng.
- Liều dùng: Mỗi ngày sử dụng từ 2 - 3 lần, mỗi lần không được quá 30ml.
Hình ảnh 5: Cách ngâm rượu từ đan sâm
5. Đan sâm có giá bao nhiêu?
Đan sâm giá bao nhiêu tiền 1kg? Giá bán đan sâm trên thị trường khoảng 300.000 - 350.000 VNĐ/kg.
6. Mua đan sâm ở đâu?
Trước thực trạng thuốc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn lan trên thị trường gây hoang mang cho người tiêu dùng và làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh. Vậy đan sâm bán ở đâu hay đan sâm mua ở đâu?
Mua đan sâm ở đâu?
Cây Thuốc Dân Gian được biết đến là một địa chỉ bán đan sâm và nhiều vị thảo dược chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Các sản phẩm bên cửa hàng chúng tôi đều được cam kết về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và được bán với mức giá hợp lý. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi luôn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, uy tín, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Khách hàng mua đan sâm và các vị thảo dược khác vui lòng liên hệ đến thông tin sau để được tư vấn:
- Số điện thoại: 0869145860
- Địa chỉ: thôn Đa Sỹ xã Cao Thắng huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.
Chính sách bán hàng:
- Giao hàng qua đường bưu điện trên phạm vi toàn quốc với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho những đơn hàng giá trị lớn
- Cam kết hoàn tiền nếu phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng
Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Hotline: 0869145860
Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay