Nhắc đến ngải cứu, người Việt không khỏi nao lòng trước hương vị thơm ngon độc đáo của nó. Những món ăn đến từ ngải cứu thường đơn giản, mang đậm nét dân dã. Không những được sử dụng để chế biến món ăn, từ lâu ngải cứu còn được vận dụng để chữa bệnh rất hiệu quả. Tuy nhiên đến nay nhiều người vẫn mơ hồ về tác dụng chữa bệnh của ngải cứu, cũng như những lưu ý cần thiết khi sử dụng. Vì vậy, Cây Thuốc Dân Gian sẽ giải đáp tới quý vị những thông tin liên quan đến ngải cứu qua bài viết sau.
Món quà quý cho sức khỏe từ ngải cứu
Ngải cứu là loại cây như thế nào?
Trước khi đi vào cụ thể công năng chữa bệnh của ngải cứu như thế nào thì đầu tiên Cây Thuốc Dân Gian sẽ giới thiệu tới các bạn đặc điểm hình thái, tính chất của ngải cứu.
Ngải cứu là một loài cây đã quá thân thuộc trong vườn rau của mỗi người Việt. Tùy vào vùng miền mà ngải cứu được xuất hiện với cái tên khác nhau. Chẳng hạn như rau ngải cứu, ngải diệp, cỏ linh li,.. Bên cạnh đó, ở miền Nam người ta tin dùng ngải cứu chữa bệnh rất nhiều và được biết đến với tên gọi thuốc cứu hay bùa ngải. Ở các hội thảo khoa học, ngải cứu được biết đến với danh pháp Artemisia Vulgaris, một cây thuộc họ cúc.
Ngải cứu được biết đến như một loài rau, một gia vị thực phẩm nên không quá khó để tìm ra nó trong vườn. Cây ngải cứu là loại thực vật thân thảo, sống lâu năm. Vì cùng họ cúc nên nhìn từ xa hình thể ngoài của cây ngải cứu khá giống với cải cúc. Cây thường mọc so le để hấp thụ tối đa nguồn ánh sáng. Ở điều kiện phát triển có đầy đủ chất dinh dưỡng, ngải cứu có thể cao tới nửa mét, thậm chí là trên 1m.
- Diệp hạ châu có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Kim tiền thảo có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Cây An Xoa. An xoa có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Bồ công anh có tác dụng gì? Chữa khỏi bệnh gì? Mua ở đâu tốt?
- Quế chi. Quế chi có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
Ngải cứu hiếm khi có hoa nhưng vẫn tỏa ra mùi hương đặc trưng dù đứng từ xa cũng có thể ngửi thấy. Lá ngải cứu có hình tỉa lông chim, không có cuống và mọc so le trên cây. Lá ngải cứu có hai tầng màu. Mặt trên lá có màu xanh sẫm còn ở mặt dưới là màu xanh nhạt được bao phủ bởi lớp lông nhung mịn trắng xám như tro.
Ngải cứu có lá mọc dọc theo thân từ gốc đến ngọn và được sử dụng như một loại rau nấu ăn nên người dân thường gọi là rau ngải cứu. Nó thường được chế biến thành các món trứng rán ngải cứu, trứng vịt lộn hầm ngải cứu, gà tần ngải cứu, canh ngải cứu thịt nạc... vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng.
Hình thể ngoài của ngài cứu
Đặc điểm phân bố của ngải cứu
Cây ngải cứu ưa thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều nên thích hợp sống ở khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc biệt là các nước Đông Nam Á như Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam, Ấn Độ.... Ở nước ta ngải cứu được tìm thấy ở hầu khắp các vườn rau vừa để làm rau vừa dùng làm thuốc. Do nhu cầu sử dụng ngải cứu ngày càng nhiều nên việc nhân giống cũng tương đối phổ biến. Ngải cứu rất dễ trồng, có thể trồng bằng cách gieo hạt giống, giâm cành, trồng từ cây con. Tuy nhiên, cách dễ thực hiện và hay được sử dụng nhất là giâm cành. Chặt một đoạn thân ngải cứu chừng 20-30 cm cắm xuống đất đã được chuẩn bị. Chăm sóc sau một tháng là có thể thu hoạch.
Ngải cứu không chỉ được biết như một loại rau mà còn được sử dụng như một thảo dược quý để chữa bệnh. Ngải cứu có vị hơi đắng, tính ấm, mùi thơm hơi hăng đặc trưng và quy vào kinh can, thận, tỳ. Thông thường chúng ta có thể kết hợp ngải cứu cùng các thảo dược khác để giảm vị đắng và tăng dược tính của thuốc.
Để sử dụng ngải cứu làm thuốc người ta thu hái lá hoặc ngọn có hoa hay có khi là toàn cây bỏ rễ. Ngải cứu có thể thu hoạch quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là mùa hè, thường bắt đầu vào tháng 6. Sau khi thu hoạch có thể dùng tươi hay cắt khúc phơi trong bóng râm đến khô. Ngoài lá và cành ngải cứu còn được sử dụng ở dạng ngải nhung. Loại này được chế biến rất kì công. Ngải cứu sau khi phơi khô cắt khúc nghiền thành bột sau đó đem rây được phần lông tơi và mịn như nhung nên được gọi là ngải nhung.
Ngải cứu khô để càng lâu càng nâng cao giá trị, càng có công dụng tốt. Tuy nhiên chúng ta cần chú ý bảo quản đúng cách vì loại dược liệu này rất dễ hút ẩm sinh ra mốc. Cũng như các loại thảo dược khô khác, ngải cứu nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng gay gắt từ mặt trời, tránh ẩm, mốc, sâu mọt.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học trong ngải cứu nhiều vô kể. Có thể kể đến như flavonoid, adenin, cholin, artabsin, absinthin, anabsinthin cùng nhựa... và đặc biệt là hàm lượng lớn tinh dầu. Tất cả đều tạo nên sự quý giá riêng biệt của vị thuốc này.
Ngải cứu là một loại rau dân dã, dễ tìm nhưng tác dụng của nó lại không thể xem thường. Để tìm hiểu sâu hơn, chi tiết hơn về rau ngải cứu các bạn hãy theo dõi bài phân tích ảnh hưởng của rau ngải cứu đối với sức khỏe sau đây nhé.
Tác dụng của ngải cứu đối với sức khỏe
Tác dụng tuyệt vời mà ngải cứu đưa đến cho sức khỏe
Điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh trông thấy
Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề cần lưu tâm của hầu hết các bạn nữ. Không chỉ vậy, kinh nguyệt còn là nỗi ám ảnh đối với các chị em mỗi khi đến ngày. Bao gồm các biểu hiện như mệt mỏi, đau vùng bụng dưới dữ dội, nóng lạnh thất thường vì thế mà mỗi khi đến ngày chị em phụ nữ rất nhạy cảm, dễ cáu gắt... Điều này gây không ít phiền toái, sự khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng sự rối loạn kinh nguyệt cùng với việc đau bụng trước và trong kì kinh nguyệt là do huyết bị ứ lại. Vì vậy, để giải quyết nó cần một loại thuốc có tác dụng hành huyết hay phá huyết, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Đơn cử như ngải cứu. Dược tính trong ngải cứu giúp khai thông máu huyết nhờ đó hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt. Đây là một loại thuốc dễ kiếm, rẻ tiền mà độ an toàn cao.
Tác dụng an thai của ngải cứu
Phụ nữ mang thai sử dụng ngải cứu rất tốt cho mẹ và khỏe cho bé nếu các mẹ biết cách, dùng đúng liều. Vị thuốc này không có tác động xấu đến tử cung nên được dùng để ổn định thai kì. Ngay cả với các trường hợp đau bụng, động thai, thai chảy máu cũng được bác sĩ khuyên dùng rau ngải cứu kết hợp với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng.
Hỗ trợ máu lưu thông lên não dễ dàng
Như đã nói ở trên, ngải cứu có tác dụng hoạt huyết nên nó có tác dụng tốt đối với tình trạng thiếu máu lên não nhờ các polyphenol, acid amin. Người mắc hội chứng này thường đi kèm với các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, thiếu tập trung, ăn không ngon,... Về lâu dài nếu tình trạng này nặng lên có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Chỉ sau vài lần uống nước ngải cứu đảm bảo tình trạng này sẽ biến mất và ăn ngon miệng hơn trông thấy.
Tác dụng điều trị ho, đau họng, nhức đầu, cảm cúm
Nhờ có thành phần tinh dầu mà ngải cứu có tác dụng ức chế sự tấn công của vi khuẩn, virus gây ho, đau họng, cảm cúm. Các bạn có thể uống nước ngải cứu hay xông hơi đều được. Nhưng người dân thường chọn cách xông ngải cứu kết hợp với sả, lá chanh, lá bưởi để có hiệu quả nhanh hơn.
Chữa bệnh ngoài da và hỗ trợ làm đẹp
Nước ta là một nước có thời tiết hay thay đổi đột ngột, thất thường. Vì vậy tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, rôm sẩy... là rất phổ biến. Tuy nhiên, các bạn đừng lo lắng vì đã có vị thuốc ngải cứu rồi. Những người gặp tình trạng này có thể dùng nước ngải cứu để tắm hoặc giã nát đắp lên vùng dị ứng điều thần kì sẽ xảy ra. Chỉ cần kiên trì dùng hàng ngày trong vòng một tuần làn da của bạn thậm chí còn đẹp hơn xưa nữa.
Các nốt mụn đáng ghét không còn là nỗi sợ của tất cả chúng ta nữa nếu như bạn chăm chỉ sử dụng lá ngải cứu xông mặt. Sức nóng của nồi nước xông sẽ làm lỗ chân lông mở ra, tống hết bụi bẩn bã nhờn từ sâu bên trong ra đồng thời các hoạt chất quý của ngải cứu cũng len lỏi vào bên trong da. Kiên trì sử dụng tuần hai lần, chẳng mấy chốc bạn sẽ bất ngờ về tác dụng của loại thảo dược thiên nhiên này.
Công dụng điều trị đau xương khớp, đau thần kinh tọa đến từ ngải cứu
Việc kết hợp ngải cứu cùng giấm gạo làm giảm các cơn đau đã được biết đến từ lâu. Cách này có ưu điểm là dễ thực hiện, nguyên liệu rẻ tiền nên được nhiều người ưa chuộng. Chúng ta chỉ cần giã nát lá ngải cứu sau đó ngâm vào nước giấm gạo nóng rồi chườm lên vị trí bị đau. Ngay lập tức hoạt chất trong ngải cứu cùng sức nóng của giấm gạo sẽ làm tan cơn đau nhanh chóng và để lại cảm giác thoải mái, thư giãn, dễ chịu cho người sử dụng.
Bên cạnh đó việc sử dụng ngải cứu còn giúp ích rất nhiều cho sức khỏe, làm đẹp. Chẳng hạn như tác dụng cầm máu, giảm đau, ngải cứu rang muối đánh tan mỡ bụng hay kích thích vị giác, giúp ăn ngon với các món ăn làm từ ngải cứu hoặc là giải tỏa stress, giúp tinh thần thư giãn....
Ngải cứu dùng với cái gì tốt?
Ngoài việc sử dụng độc vị thì ngải cứu còn có thể kết hợp với các loại dược liệu khá để mang lại hiệu quả cao hơn, nhanh hơn. Cây Thuốc Dân Gian sẽ giới thiệu tới các bạn một số thảo dược đi kèm với ngải cứu cũng như cách sử dụng qua những bài thuốc thông dụng dưới đây.
Một số bài thuốc có sự kết hợp từ ngải cứu thông dụng được sưu tầm bởi Cây Thuốc Dân Gian
Bài thuốc 1: Giúp điều hòa kinh nguyệt
Để giảm bớt sự đau đớn mà kì kinh nguyệt đem lại các bạn nên uống nước ngải cứu trước đó một tuần. Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng 6-12g ngải cứu tươi sắc lấy nước uống hoặc pha ngải cứu với nước sôi uống như trà.
Bài thuốc 2: Giúp mẹ bầu hết đau bụng, ra máu thai kì
Sắc ngải cứu khô cùng 200ml rượu trắng. Đun hỗn hợp trên đến khi ấm còn 100ml nước thì dừng lại. Để nguội rồi chia 2 lần, uống hết trong ngày.
Bài thuốc 3: Dưỡng ẩm, làm trắng và đẹp da từ ngải cứu
Dùng lá ngải cứu chần qua nước sôi sau đó vớt ra để nguội rồi cắt khúc. Tiếp đó cho 500ml nước lọc đun cùng ngải cứu đã sơ chế. Đun sôi để nguội rồi lọc lấy nước. Bảo quản hỗn hợp trên trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày thoa lên mặt rồi massage 3 lần để dưỡng chất thấm sâu vào trong da. Với cách làm trên chẳng mấy chốc bạn đã có làn da mịn màng vạn người mê rồi đấy.
Bài thuốc 4: Ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Dùng 300g ngải cứu giã nát, trộn đều cùng 2 thìa cà phê mật ong. Sau đó lọc lấy nước uống ngày 2 lần. Sử dụng đều đặn trong 2 tuần để đem lại kết quả cao.
Bài thuốc 5: Giúp an thai
Sử dụng 16g ngải cứu cùng 16g tía tô sắc cùng 600ml nước lọc. Canh đến khi trong ấm còn 100ml thì dừng sắc. Để nguội rồi chia 3 lần, dùng hết trong ngày.
Bài thuốc 6: Ngải cứu kết hợp cùng tía tô và sả giúp điều trị đau đầu, ho, đau họng, chữa cảm cúm.
Dùng 300g ngải cứu kết hợp với 100g lá tía tô cùng 50g sả sắc với 1000ml nước lọc. Đun sôi hỗn hợp trên đến khi nước trong ấm còn 500ml thì dừng lại. Để nguội rồi chia làm 3-4 phần. Uống hết trong ngày.
Mặc dù không thể phủ nhận những lợi ích mà ngải cứu đem đến cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào dùng cũng mang lại kết quả như ý thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Hãy xem bạn có thuộc đối tượng nên tránh dùng ngải cứu không nhé.
Những đối tượng không nên dùng ngải cứu để phòng và điều trị bệnh
- Không nên dùng ngải cứu cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kì
- Ngải cứu không dùng cho đối tượng bị viêm gan do thành phần tinh dầu trong ngải cứu có thể gây độc
Lời khuyên từ bác sĩ để đảm bảo sử dụng vị thuốc ngải cứu an toàn, hiệu quả Dù ngải cứu có hiệu quả tốt cho nhiều nhóm đối tượng và là dược liệu khá lành tính từ thiên nhiên nhưng chúng ta không nên lạm dụng nó. Dùng thuốc phải sử dụng đúng liều lượng, đúng đối tượng thì mới có kết quả điều trị như ý.
Tùy vào thể trạng mà người bệnh có thể hấp thu hàm lượng hoạt chất khác nhau nên tác dụng của ngải cứu cũng khác nhau trên từng cá thể. Vì vậy nên kiên trì sử dụng đều đặn theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Nên mua ngải cứu để phòng và điều trị bệnh ở đâu?
Để vị thuốc có tác dụng tốt thì trước hết bạn phải lựa chọn được dược liệu có hoạt chất cao, rõ nguồn gốc xuất xứ. Chính vì ngải cứu tốt như vậy nên hiện nay trên thị trường xuất hiện vô số loại thảo dược trôi nổi để trục lợi kinh tế. Tuy nhiên, với cái tâm trong nghề chúng tôi không bao giờ tồn tại các mặt hàng như thế. Cây Thuốc Dân Gian xin cam kết luôn chỉ đưa sản phẩm có chất lượng đảm bảo đến tay người tiêu dùng.
Ngải cứu mang thương hiệu Cây Thuốc Dân Gian được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến. Được giám sát nghiêm ngặt từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra với nguyên liệu được chọn lọc 100% từ thiên nhiên, không thành phần độc hại.
Về chất lượng phục vụ, Cây Thuốc Dân Gian luôn tự tin về đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo sát sao. Vì thế chúng tôi luôn tư vấn, giúp đỡ khách hàng với thái độ tận tâm, nhiệt tình nhất có thể với tiêu chí nhằm chọn ra cho khách hàng sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất. Vậy, quý khách còn ngần ngại gì mà không trở thành khách hàng tiếp theo của chúng tôi.
Giá ngải cứu là bao tiền 1kg?
Song song với chất lượng thì giá thành là điều mà người tiêu dùng thông thái hết sức quan tâm. Không chỉ có giá thành cạnh tranh, tại Cây Thuốc Dân Gian còn có nhiều chính sách ưu đãi khách hàng vô cùng bất ngờ. Mời quý khách truy cập website để nhận thông tin chi tiết hoặc gọi tới số hotline 0869145860 đội ngũ nhân viên chúng tôi có thể được tư vấn và hỗ trợ quý khách.
Hoặc nếu có điều kiện, quý khách có thể đến trực tiếp tại địa chỉ: thôn Đa Sỹ, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình để chúng tôi được lắng nghe sức khỏe của quý khách một cách tốt nhất.
Qua những thông tin chia sẻ ở trên, chúng tôi hi vọng nó sẽ hữu ích cho quý vị. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt và một tâm lí khỏe mạnh.
Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Hotline: 0869145860
Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay