Hoàng kỳ có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?

Hoàng kỳ là gì?

Hoàng kỳ còn có tên gọi khác là Tiễn Kỳ, Khẩu kỳ, Miên hoàng kỳ và Bắc kỳ. Tên khoa học của hoàng kỳ là Astragalus membranaceus. Hoàng kỳ là một cây thực vật sống lâu năm, là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 70cm, thân cây được phân thành nhiều nhánh nhỏ khác nhau. Lá kép mọc so le, trong mỗi lá kép lại có thêm khoảng 15 lá chét nữa.

Hoa dài hơn lá có màu vàng nhạt. Hoa thường nở vàng tháng 6 – 7 hàng năm và ra quả vào tháng 8 - 9. Quả có lông, hình đậu dẹt, trong quả có hạt hình thận, màu đen. Rễ cây có đường kính khoảng 1,5cm, hình trụ, rễ cây dài và đâm xuyên qua lòng đất, rễ cây thường có màu nâu đỏ hoặc vàng nâu.

Cây hoàng kỳ ở ngoài thiên nhiên

Hình ảnh 1: Cây hoàng kỳ ở ngoài thiên nhiên

Bộ phận dùng

Hoàng kỳ chỉ có rễ mới có thể dùng làm thuốc.

Phân bố

Hoàng kỳ thường mọc ở những vùng đất cát nhiều, mọc ở một số tỉnh ở Trung Quốc như Diên An, Hoa Bắc, Tứ Xuyên, Bửu Kê… Ở Việt Nam, hoàng kỳ thảo dược rất hiếm, đa số chỉ mọc ở Sapa và Đà Lạt nhưng số lượng rất ít.

Thu hái và sơ chế

Hoàng kỳ thường được thu hái khi rễ cây đã hơn 3 năm tuổi nhưng nếu muốn tốt nhất thì nên thu hoạch khi rễ cây từ 6 năm tuổi trở lên. Thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa xuân thì sẽ đúng thời vụ hơn. Khi đào về đem cắt phần rễ dư thừa rồi rửa sạch phơi hoặc sấy khô để bảo quản.

Muốn làm thuốc để lâu nên chọn những cây có rễ to, mập, không bị dập nát, thịt dai, ruột vàng. Đây mới là loại rễ đạt chất lượng để làm thuốc. Rễ hoàng kỳ khi đạt đến độ thu hái sẽ có đường kính khoảng 3,5cm, bên ngoài đã thay đổi màu và hình dáng. Rễ cây khi thu hoạch sẽ có màu nâu xám, có vân chạy dọc, củ to, vàng, ít xơ.

Rễ hoàng kỳ được dùng làm dược liệu

Hình ảnh 2: Rễ hoàng kỳ được dùng làm dược liệu

Hoàng kỳ dược liệu được bào chế theo 2 cách sau đây:

  • Sinh kỳ: Ủ rễ cho đến khi mềm, thái thành lát mỏng có độ dày 2mm, đem sấy hoặc phơi khô ở nhiệt độ nhẹ.
  • Chích kỳ: Thái phiến rễ hoàng kỳ. Hòa mật ong với nước sôi. Đem phần vừa thái bỏ vào nước vừa hòa được sau đó sao vàng cho khô khi mà cầm lên không thấy cảm giác bị dính ở tay là được. Để nguội dược liệu sau đó bỏ vào túi nilon bọc kín để sử dụng dần.

Cách bảo quản

Hoàng kỳ rất dễ hư và ẩm mốc nếu như không biết bảo quản đúng cách, nên bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ cao trực tiếp chiếu vào.

Thành phần hóa học

Một số thành phần hóa học chính có trong hoàng kỳ như Glucose, choline, coriolis acid, protid, betanin, acid folic, alcaloid, Soyasaponin, Palmatic acid, Vitamin P…

Tính vị, quy kinh

Hoàng kỳ có tính ấm, vị ngọt.

Quy vào kinh tâm, Phế, Tỳ và Đại trường.

Hoàng kỳ có tác dụng gì?

  • Hoàng kỳ có công dụng giúp kháng virus, kháng viêm, bảo vệ gan, bảo vệ tiêm mạch nhờ trong thành phần hóa học có chất Astragaloside IV.
  • Hoàng kỳ có tác dụng ức chế virus xâm nhập vào cơ thể, chống oxy hóa, chống thiếu máu cục bộ nhờ có dưỡng chất Isoflavone có trong hoàng kỳ.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Thành phần hóa học có trong hoàng kỳ giúp ức chế lỵ Shigella, tụ cầu vàng, phế cầu và liên cầu khuẩn dung huyết.
  • Tác dụng chống viêm: Chất astramembrannin trong hoàng kỳ có tác dụng ức chế tính thấm của mao mạch.
  • Hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ gan: Thành phần hóa học trong hoàng kỳ giúp làm tăng protein, albumin, giảm hàm lượng glycogen có trong gan và giúp bảo vệ gan.
  • Tác dụng kéo dài tuổi thọ: Invitro có trong hoàng kỳ khi làm thí nghiệm thấy chất này có thể làm tăng hoạt động của tế bào, giúp tăng trưởng và làm tăng tuổi thọ.

Hoàng kỳ có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người

Hình ảnh 3: Hoàng kỳ có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người

Hoàng kỳ chữa bệnh gì?

  • Chữa tiêu chảy, đau bụng
  • Chữa hen suyễn
  • Chữa tiểu đường
  • Hoàng kỳ làm đẹp da, chữa mụn mủ
  • Chữa bệnh phong hủi
  • Chữa bệnh lở loét lâu ngày,...

Một số bài thuốc trị bệnh từ hoàng kỳ

Bài thuốc điều trị đi tiểu nhiều lần, tiểu ít, bí tiểu

Nguyên liệu chuẩn bị: 30 gam hoàng kỳ khô, 250 gam cá chép.

Cách thực hiện: Cho cá chép và hoàng kỳ vào hầm chín mềm, nêm nếm gia vị cho vừa sau đó dùng chung với cơm. Nên ăn khi còn nóng.

Điều trị viêm phế quản và phòng ngừa cảm cúm

Nguyên liệu chuẩn bị: 30 gam hoàng kỳ tươi đem rửa sạch, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô.

Cách thực hiện: Sử dụng 10 gam hoảng kỳ nấu với 500ml nước uống thay trà mỗi ngày.

Bài thuốc chữa viêm thận

Nguyên liệu chuẩn bị: 12 gam gừng tươi, 12 gam phòng kỷ, 3 quả đại táo, 4 gam cam thảo, 8 gam bạch truật.

Cách thực hiện: Sắc tất cả nguyên liệu trên với 500ml nước. Sắc đến khi còn 250ml là được. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc điều trị chứng sa trực tràng

Nguyên liệu chuẩn bị: 10 gam sơn tra nhục, 15 gam đan sâm, 3 gam phòng phong, 40 gam hoàng kỳ sống.

Cách thực hiện: Sắc tất cả vị thuốc trên với 1 lít nước. Sắc đến khi cạn còn khoảng 500ml nước. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

Hoàng kỳ ngâm rượu giúp chữa mất ngủ

Nguyên liệu chuẩn bị: đẳng sâm 60 gam, 60 gam bạch truật, 60 gam đương quy, 60 gam hoàng kỳ, 5 lít rượu gạo.

Cách thực hiện: Rửa qua tất cả vị thuốc trên bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn. Cho các nguyên liệu trên vào bình thủy tinh sau đó đổ 5 lít rượu vào bình đậy kín nắp. Ngâm khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi bữa ăn, bạn chỉ cần uống 1 ly nhỏ rượu hoàng kỳ  là có thể cải thiện giấc ngủ tốt hơn.

Hoàng kỳ ngâm rượu cải thiện chứng mất ngủ

Hình ảnh 4: Hoàng kỳ ngâm rượu cải thiện chứng mất ngủ

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

Nguyên liệu chuẩn bị: 3 quả đại táo, 6 gam quế chi, bạch thược, sinh khương mỗi loại 12 gam, 16 gam hoàng kỳ.

Cách thực hiện: Sắc tất cả vị thuốc trên uống mỗi ngày thay trà.

Bài thuốc điều trị chứng đi tiểu buốt

Nguyên liệu chuẩn bị: Hoàng kỳ, nhân sâm mỗi vị 30 gam, 1 củ đại la bặc.

Cách thực hiện: Hoàng kỳ và nhân sâm đem xay nhuyễn tán thành bột mịn. Đại la thái lát mỏng đem trộn với mật ong sao vàng cho đến khi khô lại. Sau đó trộn củ đại la vừa sơ chế chung với bột hoàng kỳ và nhân sâm ăn mỗi ngày.

Bài thuốc trị tiêu khát

Nguyên liệu chuẩn bị: 120 gam hoàng kỳ, 200 gam can địa hoàng, 120 gam chích thảo, 120 gam quát lâu, 120 gam mạch môn, 120 gam phụ thần.

Cách thực hiện: Sắc tất cả vị thuốc trên lên uống thay trà hằng ngày.

Hoàng kỳ giá bao nhiêu?

Hiện nay, giá hoàng kỳ trên thị trường dao động trong khoảng từ 200.000 VNĐ - 300.000 VNĐ/kg. Mức giá này chưa bao gồm cả phí ship nếu như khách hàng ở xa và phải nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị giao hàng.

Hoàng kỳ mua ở đâu?

Ở nước ta, hoàng kỳ dược liệu khá hiếm, chủ yếu là nguồn hàng nhập từ nước ngoài. Vì vậy, người tiêu dùng cần phải thận trọng trong quá trình mua để tránh trường hợp mua phải hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy hoàng kỳ bán ở đâu?

Sản phẩm rễ cây hoàng kỳ  đang được bán ở Cây Thuốc Dân Gian

Hình ảnh 5: Sản phẩm rễ cây hoàng kỳ  đang được bán ở Cây Thuốc Dân Gian

Cây Thuốc Dân Gian được biết đến là một địa chỉ uy tín bán hoàng kỳ và rất nhiều vị thảo dược quý hiếm khác. Chúng tôi đã có hơn 8 năm kinh trong nghề và cam kết sẽ mang lại những sản phẩm chất lượng, uy tín, có nguồn gốc cho khách hàng với mức giá hợp lý. Khách hàng đặt mua hoàng kỳ hay các vị thảo dược có thể liên hệ đến chúng tôi theo những thông tin sau:

  • Địa chỉ: Thôn Đa Sỹ - xã Cao Thắng - huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình
  • Số điện thoại: 0869145860

Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hotline: 0869145860

Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình

Nhập số điện thoại và gửi
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay
1 Đánh giá bài viết này
0
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0

Đánh giá của bạn
Nhập thông tin đặt hàng
Chọn khối lượng
Thông tin đặt hàng
Hoặc gọi: 0869145860

Chúng tôi sẽ gọi lại ngay!

Thông tin của bạn hoàn toàn được bảo mật