Khi nhắc đến cái tên “ý dĩ” có thể tên gọi này sẽ xa lạ với nhiều người, nhưng khi nhắc đến một cái tên khác đó là “bo bo” , chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy quen thuộc hơn. Thực chất, bo bo được xem như là một cái tên gọi khác của ý dĩ. Lý do vì sao khi nhắc đến cái tên “bo bo” lại thân thuộc với nhiều người là bởi vì tuổi thơ của rất nhiều người lớn lên có nhiều kỉ niệm thân thuộc với cây bo bo này, với cái tuổi thơ khó khăn khi mà nguồn lương thực chưa đầy đủ thì bo bo lại chính là hạt vàng cứu rỗi mỗi khi đói.
Vì thế người ta không chỉ xem cây ý dĩ như một thảo dược quý trong đông y mà còn xem ý dĩ như là một nguồn ngũ cốc dinh dưỡng. Chúng được xếp vào top những loại cây dễ trồng dễ chăm sóc bởi nó là một loại cây sinh sống được quanh năm 4 mùa xuân hạ thu đông. Cây ý dĩ thường cao tầm từ 1 mét đến 2 mét. Bề mặt thân cây ý dĩ khá nhẵn bóng và không có long bao phủ và thân cây thường có những vạch dọc. Lá ý dĩ có hình mác và khá là to, thường có độ dài khoảng độ từ 10 cm đến 40 cm, có chiều rộng khoảng 3 cm những gân lá thì hiện rõ, gân giữa thì khá to. Hoa của ý dĩ có đặc điểm đơn tính cùng gốc hoa thì thường mọc ở những kẽ lá sau đó phát triển thành bông. Hoa đực thì sẽ mọc ở chỗ phía trên, hoa cái thì mọc ở phía dưới. Hoa đực của ý dĩ có 3 nhị.
Ngay từ thời của ông cha ta, ý dĩ đã được ông cha ta tìm hiểu được công dụng và đã ứng dụng nó vào đời sống thực tế hằng ngày để điều trị chữa bệnh. Chắn hẳn đến đây có nhiều bạn khá băn khoăn và tự đặt cho mình câu hỏi rằng cây ý dĩ là gì ? tác dụng mà nó đem lại ra làm sao? Cách dùng nó như thế nào, đối tượng nào thì thích hợp dùng và đối tượng nào nên tránh dùng ý dĩ,…thì sau đây qua bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn đọc và đem đến câu trả lời đầy đủ thông tin dành cho bạn.
- Xuyên tâm liên có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Sài hồ. Sài hồ có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Cây xáo tam phân có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Cây bìm bịp. Cây bìm bịp có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Xà sàng tử có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
Tìm hiểu về cây ý dĩ
Ý dĩ vốn là một loài cây họ thảo thường có vòng đời hằng năm hoặc lâu năm. Thân cây của ý dĩ mọc thẳng đứng, chiều cao của cây ý dĩ khoảng độ từ 1,5 mét cho đến 2 mét. Cây ý dĩ thường sẽ phân nhánh ở những ngọn mà có hoa và ở gốc thân của cây thì sẽ có nhiều rễ phụ mọc chi chít nhau.
Ở những vùng cao thì cây ý dĩ này được trồng rất nhiều và khá là phổ biến. Cũng giống như ngô, ý dĩ có thể sinh sôi nảy nở phát triển được ở vùng khô hạn. Như ở trên đã nói thì ý dĩ có thể làm lương thực, ý dĩ có thể dùng để nấu cháo với hạt sen hay nấu chè với long nhãn, ý dĩ cũng có thể dùng để hầm gà,…nhưng có một lưu ý là không nên ăn quá nhiều và không nên thay thế nó bằng cơm được, ý dĩ thường được dùng làm vị thuốc trong đông y với liều lượng nhỏ. Ngoài thành phần để làm thuốc dẫn trong đông y thì ý dĩ còn là thành phần không thể thiếu trong ngũ cốc dinh dưỡng hay là sữa thảo mộc Koko. Có nhiều nơi trồng ý dĩ, mỗi nơi có những đặc điểm riêng vì thế ý dĩ ở mỗi nơi cũng đều mang đặc trưng riêng của từng vùng. Trên thị trường hiện nay, có một loại tên gọi là cao lương loại hạt này dễ gây nhầm lần cho người xem. Để phân biệt được 2 loại hạt này và tránh bị nhầm lẫn thì bạn hãy chú ý kỹ hạt ý dĩ thì sẽ có một rãnh ở giữa chạy dọc từ phần đầu của hạt đến phần cuối, hoặc cách khác để kiểm tra là bạn xát vỏ hạt sau đó quan sát thấy phần rãnh vẫn còn đó thì đấy là hạt ý dĩ, phần vỏ của hạt ý dĩ thì có màu đen chứ không phải là màu trắng cườm. Còn đối với hạt cao lương thì lại khác, nó chỉ xuất hiện một dấu chấm khá thâm hằn lại phía phần đầu của hạt. Cách để hạn chế tối đa việc hao hụt năng lượng của hạt thì khi bảo quản bạn nên để cả vỏ như thế, đến lúc nào cần dùng thì xát phần vỏ đi. Làm như thế hạt sẽ đỡ nhanh hỏng hơn mà vẫn giữ phần nào đó chất dinh dưỡng.
Hình ảnh hạt ý dĩ sau khi đã tách vỏ
Tên khoa học: Ý dĩ được biết đến với tên khoa học Coix lachrymajobi L.var . mayuen ( Roman ) Stapf
1.Phân bố
Cây ý dĩ có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Đông Á và bán đảo thuộc đất nước Malaysia. Trên thế giới, cây ý dĩ có nhiều nhất ở Trung Quốc, nó được xem là loại cây phát triển được cả ở những vùng khô hạn như ở vùng đất miền Trung đầy nắng và gió, ngoài ra ý dĩ còn phát triển ở những vùng có khí hậu tương đối ẩm mát như ở khu vực miền núi của nước ta, ý dĩ thường mọc ở ven những con suối hoặc bờ khe. Cây ý dĩ thích hợp phát triển ở vùng đất có lượng phù sa dồi dào đặc biệt là những vùng đất cát và có nhiều mùn ẩm và đặc biệt ý dĩ không mọc ở những chỗ bị đọng nước. Hiện tại ở nước ta, ý dĩ mọc hoang ở khắp nơi đặc biệt là những chỗ ẩm ướt, mát mẻ. Tại những nơi như là tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Lai Châu, Tây Nguyên,…đó là những nơi mà trồng cây ý dĩ với số lượng nhiều và cây phát triển tốt.
Hạt ý dĩ
2.Tính vị
Ý dĩ có các vị như sau :
- Thứ nhất, ý dĩ có vị ngọt, ý dĩ thì có tính hơi hàn ( hay còn gọi là bản kinh).
- Thứ hai, ý dĩ có tính không độc ( hay còn được gọi là biệt lục) )
- Thứ ba, ý dĩ có tính bình ( hay còn có tên gọi khác là thực liệu bản thảo).
- Thứ tư, ý dĩ có vị ngọt, hơi nhạt và có tính hơi hàn ( hay còn được gọi là bản thảo kinh tập sơ).
3.Bộ phận dùng
Ý dĩ không chỉ là nguồn lương thực mà ngoài ra nó còn được xem là một vị thuốc quý trong Đông y. Và khi dùng để làm thuốc thì sẽ dùng phần hạt của cây ý dĩ đã chín là chủ yếu để bào chế thuốc, sẽ ưu tiên những cây mà có hạt lớn, chắc và có màu trắng thì những hạt đó lại càng có ý nghĩa lớn trong việc bào chế thành thuốc trị bệnh. Ngoài hạt thì rễ cây ý dĩ cũng có thể được tận dùng vào một số bài thuốc trong y dược.
4.Thu hái và sơ chế
Mùa vụ của cây ý dĩ là vào khoảng tháng bảy cho đến tháng 10 hằng năm. Đây chính là thời điểm mà hạt ý dĩ đủ độ chín và già để có thể thu hoạch. Công đoạn để thu hoạch cây ý dĩ người ta thường sẽ thu hoạch cả cây, trong một số trường hợp sẽ bao gồm cả rễ bởi vì không chỉ sử dụng phần hạt để dùng làm thuốc mà trong một số bài thuốc vẫn cần dùng đến rễ cây ý dĩ. Sau khi đã cắt cả cây thì sau đó người ta sẽ đem cả cây đi phơi khô rồi đem đi để đập cho đến khi hạt rụng. Tách riêng phần hạt, thường sẽ chỉ dùng phần nhân ở bên trong hạt ý dĩ và loại bỏ phần vỏ cứng ở bên ngoài. Sau đó người ta sẽ đem đi sấy khô, rồi xay ra. Sau khi hoàn thành việc sơ chế hạt thì sẽ đến phần rễ, rễ thì người ta sẽ cắt riêng ra loại bỏ những phần hư hỏng rồi đem đi rửa thật sạch va cuối cùng phơi khô dưới ánh nắng.
Ý dĩ rất dễ sơ chế
5.Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu của những nhà khoa học đã công bố cho biết trong ý dĩ có chứa rất nhiều thành phần hóa học tốt và quý như là những chất béo như lipit, rồi là cacbohydrat, protit, . . . bên cạnh đó còn có các axit amin tốt như là lysin, arginine, rồi là leucine, . . . Ngoài ra còn có thêm những thành phần khác như là , coixenolid sitosterol, coixol, tinh bột, . . .
Sau đây là những tỉ lệ thành phần hóa học có trong cây ý dĩ. Theo thống kê thì hydrocacbon là thành phần chủ yếu và có tỉ lệ là 65%, tiếp theo là protit và các axit amin tốt chiếm tỉ lệ khá nhiều là 13.7% và còn lại là 5.4% gồm có chất béo và tinh bột. Trong hạt ý dĩ có chứa một thành phần có tên gọi là coixin.
Vị thuốc dân gian này đã trải qua nhiều cuộc nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng, qua các kết quả nghiên cứu đã tìm thấy trong hạt ý dĩ có rất nhiều hoạt chất quý: Trong đó có khoảng 65% chất hydratcacbon, 13,7% chất protit, các axit amin và 5,4% chất béo và nhiều tinh bột. Đặc biệt trong hạt ý dĩ chứa coixin được xem là một protein đặc biệt. Còn rễ ý dĩ có chứa chỉ yếu là tinh bột chiếm 52 %, protein chiếm 17,6% và còn lại là chất béo chiếm 7,2%.
6.Bảo quản
Để đảm bảo được chất lượng sản phẩm tốt nhất tránh hư hỏng ẩm mốc làm giảm đi chất lượng thì dĩ nhiên bạn cần phải biết cách bảo quản nó. Sau đây là một số lưu ý như sau: khi phơi ý dĩ không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng vì như thế sẽ làm giảm đi chất dinh dưỡng có trong hạt, nên phơi ở bóng râm thoáng mát. Khi muốn để tủ lạnh thì nên gói lại bọc bao ni – lông và một lớp báo nữa để hút ẩm và giữ cho ý dĩ được khô ráo và nên sử dụng trong vòng 3 tháng khi bảo quản bằng tủ lạnh là tốt nhất.
Tác dụng của ý dĩ
Từ xa xưa ông cha ta đã biết đến ý dĩ và xem nó như một vị thuốc quý mà thiên nhiên ban tặng cũng bởi vì những tác dụng tuyệt vời mà ý dĩ đem lại. Và kế thừa những thành tựu đó khoa học hiện đại ngày càng không ngừng phát triển và những công dụng của ý dĩ ngày càng được tận dụng khai thác nhiều hơn.
Công dụng đầu tiên phải kể đến, đây như là một công dụng tuyệt vời mang lại cho bệnh nhân mắc ung thư một niềm an ủi nào đó để chống lại căn bệnh hiểm nghèo đó, trong ý dĩ có chứa những thành phần có khả năng ứng chế được tế bào ung thư phát triển hạn chế kích thước khối u và có thể kéo dài thêm sự sống cho bệnh nhân.
Đứng ở góc độ Đông y, bởi ý dĩ có vị khá ngọt và tính hàn mà lại không chứa độc, và được quy vào 3 kinh là kinh phế kinh tỳ và kinh vị vì thế giúp cho kiện tì, thanh nhiệt bổ phế, . . .Ngoài ra rễ ý dĩ có vị hơi đắng và ngọt nhẹ kèm theo tính hàn nên có thể tiêu viêm và sát trùng.
Còn đứng ở góc độ trong y học hiện đại, những tác dụng của ý dĩ gồm có:
- Thứ nhất, ý dĩ có tác dụng đối với hệ hô hấp: khi sử dụng tinh dầu ý dĩ sẽ có khả năng kích thích lên hệ hô hấp ở liều nhẹ và ức chế hô hấp ở liều khá cao và ngoài ra còn có chức năng giãn phế quản.
- Thứ hai, một số nghiên cứu cũng đã nói lên rằng ý dĩ có tác dụng ứng chế một số tế bào ung thư làm chậm tiến trình phát triển của nó.
- Thứ ba, là tác dụng của nó lên cơ vân là cho cơ vẫn giảm và ngừng co bóp.
Cách dùng và nên dùng kèm theo cái gì?
Với những tác dụng hữu ích của ý dĩ và những thành phần mà nó có thì ý dĩ là một vị thuốc rất tốt dành cho cơ thể, sau đây là một số cách dùng ý dĩ và những thứ nên dùng kèm với nó:
Ý dĩ được điều chế thành thuốc chữa bệnh
Bài thuốc thứ nhất, ý dĩ có tác dụng tăng tiết và lợi sữa dành cho các chị em phụ nữ sau sinh:
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có: 30 gram hạt ý dĩ ( hạt ý dĩ đã sao vàng hạ thổ ), 20 gram lá sung, gạo nếp và cuối cùng là 1 móng giò lợn. Những nguyên liệu này dùng để nấu cháo và ăn hằng ngày.
Bài thuốc thứ hai, cháo ý dĩ giúp cho bé trong việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa và bị tiêu chảy kéo dài chưa dứt:
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có: 12 gram hạt ý dĩ, 10 gram hoài sơn đồ sao tán thành bột. Cho bé ăn khi đang ấm và lưu ý mỗi lần dùng chỉ nên dùng khoảng 6 gram hòa thêm cùng với nước cơm và cho bé dùng 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Bài thuốc thứ ba, ý dĩ có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém, tỳ hư:
Chuẩn bị nguyên liệu gồm có: 40 gram ý dĩ, 40 gram bạch biển đậu tiếp theo là 40 gram hoài sơn, 30 gram liên nhục, 30 gram sử quân tử, 30 gram sơn tra, 100 gram gạo nếp 16 gram thần khúc và 200 gram đương quy. Hãy sao vàng hạ thổ tất cả những nguyên liệu trên rồi xay thành một. Khi sử dùng thì đem sắc cùng với nước và lấy khoảng độ 15 gram bột dùng khi còn ấm.
Bài thuốc thứ tư, ý dĩ cõ tác dụng trị đau nhức do tác dụng của phong thấp gây nên:
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có các thứ sau: 40 gram hạt ý dĩ, tiếp theo là 40 gram cam thảo, 30 hạt hạnh nhân và 120 gram ma hoàng. Đem tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị đó cho vào nồi và sắc cùng với 4 chén nước nữa. Tiếp tục đun cho nước vơi đi đến khi nước trong nồi còn khoảng 1 chén nữa thì dừng lại và chắt lấy nước. Sau đó lại tiếp tục đun và cho thêm 3 chén nước nữa vào nồi đun với lửa nhỏ cho đến khi nước trong nồi cũng vơi đi chỉ còn độ 1 chén nữa thì lúc này bạn tắt bếp và lại chắt để lấy nước. Lấy 2 chén nước đã chắt đó rồi đem đi trộn đều rồi lại tiếp tục cho vào nồi để sắc tiếp đến khi nước vơi chỉ còn 1 chén nữa. Đến đây đã hoàn thành việc sắc thuốc. Khi dùng thì chia làm 3 lần sáng trưa tối để dùng trong ngày.
Bài thuốc thứ năm, ý dĩ có tác dụng trong việc hỗ trọ giảm béo:
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có: 10 gram hạt ý dĩ. 10 gram lá sen đã khô và cuối cùng là 10 gram táo mèo. Đem tất cả những nguyên liệu đó cho vào nồi và đun cùng với 1000 ml nước trong tầm từ 15 phút đến 20 phút. Mỗi lần dùng nên uống hết vào trong ngày luôn và thực hiện liên tục 1 tháng, kiên trì bạn sẽ thấy được hiệu quả của nó.
Ngoài ra ý dĩ còn có tác dụng để làm đẹp nữa, ý dĩ có thể dùng để dưỡng da và thay thế cho sữa rửa mặt.:
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có: 1 kg bột ý dĩ nên cho vào hũ thủy tinh bảo quản. Mỗi lần dùng thì chắt ra 50 gram đem hòa với nước ấm rồi để qua 1 đêm để ý dĩ tác dụng với nước và lên men. Dùng vào sáng hôm sau bằng cách cho đều hỗn hợp này lên da mặt mát – xa nhẹ rồi rửa lại sạch bằng nước, và dùng liên tục trong vòng 1 tuần để thấy rõ hiệu quả.
Đối tượng không nên sử dụng ý dĩ
Mặc dù ý dĩ mang lại rất nhiều tác dụng tốt và có lợi cho cơ thể nhưng để ý dĩ phát huy được hết tác dụng của nó thì phải dùng đúng liều lượng và tùy từng đối tượng mà sử dụng để tránh trường hợp tiền thì mất mà tật thì mang và để lại những tác dụng không mong muốn. Không nên sử dụng quá 80 gram ý dĩ / ngày.
- Không dùng cho phụ nữ đang trong quá trình mang bầu và cho con bú. Nếu sử dụng thì phải tham khảo ý kiến của các ý bác sĩ.
- Không nên dùng cho những người mắc bệnh tiểu đường hay có tiền sử mắc bệnh.
Mua ý dĩ ở đâu? Giá mua bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường thuốc, việc bán ý dĩ là rất phổ biến vì vậy để tìm mua ý dĩ là điều không hề khó. Cái khó ở đây là bạn phải tìm được chỗ bán uy tín chất lượng đảm bảo để mua và sử dụng. Và đến với Cây Thuốc Dân Gian chúng tôi sẽ cam kết:
- Đem đến người dùng chất lượng sản phẩm tốt nhất. Chúng tôi có khâu kiểm duyệt nguyên liệu trước khi nhập kho và đến tay người tiêu dùng rất kĩ càng.
- Luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu vì thế chúng tôi có đội ngũ nhân viên có thể giải đáp mọi thắc mắc của bạn. để liên hệ với chúng tôi hãy truy cập trang web hoặc theo số điện thoại 0869145860.
- Tại đây giá cả luôn cạnh tranh trên thị trường nên bạn có thể yên tâm về giá. Ý dĩ có giá 100.000đ/kg
Hy vọng qua bài viết này có thể giúp được bạn đọc phần nào kiến thức về cây ý dĩ. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp những sản phẩm uy tín.
Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Hotline: 0869145860
Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay