Bạc hà là một loài cây có mùi thơm rất dễ chịu, được sử dụng để chiết suất tinh dầu, làm đẹp,... Không chỉ vậy, chúng còn được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý như chữa đau đầu, chảy máu cam, chữa khó tiêu, lở loét, chống cảm cúm,...
1. Bạc hà là cây gì?
Bạc hà còn được gọi là tô bạc hà, băng hầu úy, liên tiền thảo, anh sinh,... Chúng có tên khoa học là Mentha arvensis Lin, thuộc họ nhà Hoa Môi.
Bạc hà thuộc dạng cây thân thảo, sống lâu năm. Thân cây có dạng hình vuông, thường mọc thẳng đứng hoặc đôi khi bò sát ra mặt đất. Chiều cao trung bình của cây chỉ khoảng 50 – 60cm.
Hình ảnh 1: Cây bạc hà
Lá bạc hà là lá đơn, mọc đối xứng nhau. Lá có hình bầu dục, phần mép lá có hình răng cưa, đầu nhọn. Lá cá mùi thơm, hơi hắc, vị tê tê, rất dễ chịu. Hoa bạc hà thường ra vào khoảng tháng 7 đến tháng 10. Kích thước hoa khá nhỏ, có nhiều màu sắc khác nhau như tím hồng, trắng, hồng, tím và mọc nhiều ở phần kẽ lá.
- Bạch Truật. Bạch truật có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?
- Cây rau sam. Rau sam có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Lá Vông có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Ngũ vị tử. Ngũ vị tử có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Quả bứa là quả gì? Giá bao nhiêu? Mua quả bứa rừng ở đâu tốt nhất?
1.1. Bạc hà có mấy loại?
Bạc hà có nhiều loại, phổ biến nhất vẫn là các loại như:
- Bạc hà âu: Loài cây này được trồng nhiều ở Nam Âu và Trung Âu.
- Bạc hà nam: Giống như mô tả ở trên, loài này được trồng rất phổ biến ở nước ta.
1.2. Khu vực phân bố
Bạc hà mọc rất nhiều ở những khu vực có khí hậu ôn đới như vùng Á Âu. Tại nước ta, loài cây này phân bố chủ yếu ở Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu,...
1.3. Bộ phận sử dụng, thu hái và các chế biến
Thân và các cành mang lá là bộ phận của cây bạc hà được sử dụng để làm thuốc. Vào khoảng tháng 5, tháng 8 và tháng 11, khi cây ra hoa, người ta sẽ bắt đầu thu hoạch. Sau khi thu hoạch, thân và các cành sẽ được mang về, rửa sạch đất cát và loại bỏ những lá bị khô, úa vàng. Tiếp đó, chúng sẽ được cắt thành từng đoạn và phơi khô trong bóng râm ta được bạc hà dược liệu.
Bạc hà sau khi phơi khô sẽ được bảo quản kỹ trong hộp thủy tinh hoặc trong túi nilon để dùng dần.
Hình ảnh 2: Bạc hà dược liệu
1.4. Thành phần hóa học
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra thành phần hóa học có trong cây bạc hà gồm có: tinh dầu, Camphene, d-Neomenthol, Menthol, Piperitenone, Isomenthone, Rosmarinic acid, Canxi, Sodium, Vitamin A, B6, C, D,... và rất nhiều các hoạt chất quý khác.
1.5. Tính vị và quy kinh
Bạc hà có vị cay, tính mát. Quy vào các kinh: Phế, Đởm và Can.
2. Tác dụng của bạc hà
Bạc hà có tác dụng gì?
Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra bạc hà có tác dụng:
- Tăng cường hệ miễn dịch, điều trị các chứng bệnh như ho, cảm, đau đầu
- Bạc hà giải cảm, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
- Có tác dụng lên đường hô hấp, hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang,...
- Khử mùi, xua đuổi côn trùng
- Làm thơm miệng, cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu
- Bạc hà giải nhiệt, thanh lọc và làm mát cơ thể
- Cải thiện các vết thương do côn trùng cắn
- Thư giãn, giúp cho tinh thần luôn mái, hạn chế stress
- Bạc hà có tác dụng làm đẹp: bạc hà giúp giảm cân, làm sạch da, tẩy tế bào chết, trị gàu, dưỡng tóc, giúp làm se khít lỗ chân lông,....
- Cải thiện chứng khó tiêu, đầy bụng
- Có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn mạnh,...
Hình ảnh 3: Các tác dụng của bạc hà
3. Bạc hà chữa bệnh gì và các bài thuốc chữa bệnh
3.1. Chữa chứng mắt toét
- Dùng bạc hà đem ngâm với nước gừng tươi trong khoảng 8 tiếng.
- Đem chúng đi sấy khô rồi tán bột mịn.
- Khi dùng, lấy 4g đem hòa với nước nóng. Đợi cho nước nguội thì dùng hỗn hợp đó để rửa mắt.
3.2. Bạc hà giúp hóa đờm, trị phong nhiệt
- Dùng bạc hà khô đem tán bột mịn rồi trộn đều với mật ong, nặn làm hoàn.
- Mỗi ngày dùng 1 viên.
3.3. Cải thiện chứng tiêu chảy
- Dùng một vài lá bạc hà tươi ngâm với nước nóng khoảng 5 phút.
- Sau đó, dùng nước đó để uống, dùng liên tục cho đến khi hết các triệu chứng.
3.4. Chữa đau răng do bị phong hỏa
- Dùng 10g lá bạc hà, 2g hoa tiêu, 10g tổ ong, 6g bạch chỉ, 10g hoa cúc.
- Đem các vị đi rửa sạch rồi sắc thuốc uống.
3.5. Chữa đau đầu, đau mắt do phong nhiệt
- Dùng 6g bạc hà, 10g tang diệp và 10g hoa cúc.
- Đem các vị đi sắc thuốc, ngày dùng 1 tháng.
3.6. Bạc hà giảm ho, chữa cảm mạo, tăng cường hệ miễn dịch
- Dùng 6g lá bạc hà, 4g bạch chỉ, 6g hành hoa, 5g phòng phong, 6g kinh giới.
- Đem tất cả các vị đi rửa sạch, để ráo rồi hãm với nước sôi.
- Đợi khoảng 15 phút là có thể sử dụng. Nên dùng thuốc khi còn nóng và sau khi uống xong thì nằm nghỉ ngơi sẽ thấy được hiệu quả.
3.7. Giảm stress, cải thiện chứng trầm cảm
Dùng lá bạc hà đem hãm trà uống hàng ngày. Bài thuốc này có tác dụng giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện tinh thần và giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn, thoải mái hơn.
3.8. Dùng bạc hà giảm cân, làm đẹp
Dùng trà bạc hà có tác dụng giúp hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng quá trình trao đổi chất và có tác dụng lên hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, sử dụng lá bạc hà xay nhuyễn kết hợp với mật ong nguyên chất đắp lên da có tác dụng giúp làm sạch sa, se khít lỗ chân lông và giảm nguy cơ bị mụn, nhọt.
3.9. Chữa chứng ngứa ngoài da
- Dùng 30g bạc hà kết hợp với 30g thuyền thoái đem tán bột mịn.
- Mỗi ngày dùng khoảng 4g uống kết hợp với nước lọc và rượu.
3.10. Chữa chứng đau họng, đau đầu, mắt đỏ
- Dùng 4g bạc hà 8g cam thảo, 8g cát cánh, 12g kinh giới, 8g phòng phong và 12g cương phòng.
- Đem các vị rửa sạch rồi sắc thuốc uống, ngày dùng 1 thang.
3.11. Làm sạch đường hô hấp, trị viêm xoang
- Dùng tinh dầu bạc hà hoặc sử dụng lá bạc hà tươi pha nước sôi.
- Sau đó, dùng để xông mũi và làm sạch mũi, rất hiệu quả.
3.12. Khử mùi hôi trong nhà
Có thể sử dụng một vài giọt tinh dầu bạc vào máy xông hơi để giúp khử sạch mùi cho không gian, giúp ngôi nhà trở nên thoáng mát hơn.
Hình ảnh 5: bạc hà khô
3.13. Điều trị dị ứng
Dùng lá bạc hà tươi đem giã nát rồi đắp lên vùng da bị dị ứng. Trong lá bạc hà có chứa thành phần kháng viêm, giúp cho vết thương nhanh chóng lành lặn.
3.14. Điều trị chứng cảm mạo ở giai đoạn đầu
Dùng 8g bạc hà, 6g cam thảo, 12g thuyền thoái bỏ chân và 24g thạch cao. Đem các vị đi rửa sạch rồi sắc thuốc uống, ngày dùng 1 thang.
3.15. Chữa sốt cao, sợ nóng và không ra được mồ hôi
- Dùng 20g bạc hà và 40g thạch cao sống đem tán bột mịn
- Mỗi lần dùng khoảng từ 2 – 4g kèm với nước nóng, ngày sử dụng 3 lần
4. Bạc hà giá bao nhiêu?
Bạc hà bao nhiêu 1 kg? Giá bạc hà trên thị trường thường dao động trong khoảng từ 150.000 VNĐ – 250.000 VNĐ/ kg.
5. Mua bạc hà ở đâu?
Bạc hà bán ở đâu? Đây là một vấn đề được rất nhiều quan tâm. Bởi thực sự trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán bạc hà nhưng người tiêu dùng sẽ rất khó để biết được đâu là địa chỉ uy tín, đâu là địa chỉ không uy tín. Vậy bạc hà khô mua ở đâu?
Hình ảnh 6: Mua bạc hà khô ở đâu?
Cây Thuốc Dân Gian được biết đến là một địa chỉ uy tín, chuyên cung cấp bạc hà chất lượng, có nguồn gốc với mức giá ưu đãi, chỉ 200.000 VNĐ/kg. Các sản phẩm bên cửa hàng chúng tôi đều được kiểm tra chất lượng, nguồn gốc cẩn thận trước khi đưa đến tay người dùng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Không chỉ bán bạc hà, chúng tôi còn cung cấp rất nhiều vị thảo dược tự nhiên khác.
Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi theo các thông tin sau để được tư vấn và mua hàng:
- Số điện thoại: 0869145860
- Địa chỉ: thôn Đa Sỹ, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.
Chính sách bán hàng:
- Giao hàng tận nhà qua đường bưu điện trên phạm vi toàn quốc.
- Cam kết hàng chất lượng, hoàn tiền nếu phát hiện hàng kém chất lượng, hàng giả, bị hư hỏng.
- Có nhiều chính sách ưu đãi đối với những đơn hàng có giá trị lớn.
Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Hotline: 0869145860
Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay