Thầu dầu tía: Công dụng, liều dùng, giá bán và địa chỉ mua uy tín

Thông tin chung về sản phẩm

Nhằm giúp chúng ta có thể sử dụng loại dược liệu thầu dầu tía một cách an toàn, hãy cùng tìm hiểu các thông tin về tên gọi, phân bổ, thành phần hóa học. Từ đó sử dụng đúng, đủ, phát huy được công dụng.

1. Tên gọi

Thầu dầu tía hay còn được gọi là đu đủ tía. Tên khoa học là Ricinus communis L thuộc họ thầu dầu (Euphorbiacae), thuộc chi Ricinus, phân tông Ricininae. Trong một số tài liệu cổ còn ghi lại, thầu dầu tía còn được gọi với các tên như bế ma, bề ma, bí ma, tì ma. Hạt thầu dầu còn có tên gọi là là bế ma du, hạt thầu dầu gọi là bế ma tử.

2. Phân bổ

Theo một vài tài liệu y khoa, thầu dầu có nguồn gốc ở vùng Đông Phi, nhưng ngày nay, cây này phổ biến trên toàn thế giới bởi khả năng dễ thích nghi. Cây mọc nhiều ở vùng đất bỏ hoang, gần đường sắt, làm cảnh trong các công viên, khuôn viên, công sở, công cộng.

Mặc dù nó có thể có nguồn gốc ở vùng Đông Phi, nhưng ngày nay nó đã phổ biến trên toàn thế giới. Thầu dầu dễ thích nghi với môi trường sống mới và có thể tìm thấy ở các vùng đất bị bỏ hoang, gần đường sắt và gần đây được trồng nhiều để làm cảnh trong công viên hay các nơi công cộng khác.

Ở Việt Nam, cây thầu dầu chủ yếu phân bổ ở các tỉnh miền núi Tây Bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang,…

3. Thành phần hóa học

Thầu dầu tía được nghiên cứu có nhiều thành phần hóa học. Trong đó cụ thể như sau:

  • Hạt thầu dầu tía có chứa nhiều tinh dầu, chất rixin, anbummoit;
  • Lá thầu dầu tía có chữa các loại axit như tactric, xitric, corydalic, astragalin;

Lưu ý: Chất rixin là một chất độc, do đó khi sử dụng hạt từ thầu dầu tía cần rất thận trọng. Chỉ dùng 3-4 hạt thầu dầu tía cũng có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ.

Công dụng của thầu dầu tía

Cây thầu dầu tía là một loại thảo dược, nó được ứng dụng trong cả y học cổ truyền và hiện đại.

1. Đối với y học cổ truyền

Trong dân gian và y học cổ truyền, thầy dầu tía có vị ngọt, tính bình, có độc. Nó được sử dụng trong các bài thuốc chữa trĩ, thông tiện, chữa đau đầu, ho do cảm sốt…

Một số công dụng tuyệt vời của cây thầu dầu tía không phải ai cũng biết

2. Đối với y học hiện đại

Thầu dầu tía với y học hiện đại được nghiên cứu có nhiều công dụng khác nhau. Nó được dùng để ép thành dầu làm thuốc chữa táo bón (ở cả trẻ em và phụ nữ mang thai), thông tiện sau thủ thuật, phẫu thuật.

Ngoài ra, các thành phần của thầu dầu tía cũng được ứng dụng để chữa các bệnh ngoài da (viêm da, mẩn ngứa, mụn nhọt,…) bệnh khớp (viêm khớp, đau nhức xương khớp,…), bệnh thần kinh (động kinh, tâm thần phân liệt,…),…

Cách dùng và liều dùng

Thầu dầu tía được dùng chủ yếu là giã lá đắp bên ngoài. Liều dùng khuyến cáo từ 30-60gr, tùy theo việc ứng dụng vào chữa bệnh gì. Thầu dầu tía có thể dùng độc vị (dùng 1 mình) hoặc dùng kết hợp (kết hợp với các vị thuốc khác).

Khi dùng chỉ dùng phần lá và rễ của thầu dầu tía, không nên dùng hạt thầu dầu tía vì có tính độc cao.

Các bài thuốc từ thầu dầu tía

Thầu dầu tía là vị thuốc quý, có nhiều công dụng chữa bệnh. Chúng ta có thể tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh từ thầu dầu tía như sau:

1. Bài thuốc chữa sa tử cung, sa trực tràng từ thầu dầu tía

Sa tử cung, sa trực tràng không chỉ gây ra sự bất tiện, mất tự tin trong sinh hoạt hằng ngày mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Do đó, việc chữa trị là rất cần thiết để khắc phục tình trạng này.

Bài thuốc thầu dầu tía trị sa tử cung hiệu quả cho chị em phụ nữ

Chúng ta có thể áp dụng bài thuốc từ thầu dầu tía như sau: Dùng hạt thầu dầu tía giã ra lấy đắp lên đầu. Chú ý khi dùng tránh đưa vào miệng, vì hạt thầu đầu có tính độc.

2. Bài thuốc chữa khó đẻ, sót nhau sau đẻ, sau phá thai

Khi bị khó đẻ, hoặc sót nhau thai sau khi sinh hoặc phá thai, dân gian truyền tai nhau bài thuốc chữa từ thầu dầu tía. Theo đó, người ta dùng hạt của thầu dầu tía (khoảng hơn chục hạt) đem giã nát.

Đắp phần hạt thầu dầu tía này vào gan bàn chân, dùng miếng vải để cố định lại, thuốc không bị rơi ra ngoài. Sau khi đẻ xong, hoặc nhau thai đã ra hết thì gỡ bỏ thuốc và rửa sạch.

3. Bài thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7 từ thầu dầu tía

Liệt dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng liệt cơ mặt, méo miệng, xệch mắt. Khi bị tình trạng này, chúng ta có thể áp dụng ngay bài thuốc từ thầu dầu tía như sau:

Giã nát hạt thầu dầu, đắp vào mặt phần không bị liệt một thời gian kiên trì sẽ giúp cải thiện dây thần kinh số 7. Khi đắp chú ý không để dính vào miệng.

4. Bài thuốc chữa trĩ từ thầu dầu tía

Thầu đầu tía được xem là “thần dược” chữa bệnh trĩ. Có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ hay từ thầu dầu tía. Chúng tôi xin giới thiệu ngay một số bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất.

Cách 1: lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩ

Lá thầu dầu tía tươi, đem rửa sạch và cho vào ấm đun. Đun đến khi nào thấy nước đặc lại. Đem đổ ra chậu nhỏ cho nguội bớt. Dùng nước này để rửa bên ngoài hậu môn. Thực hiện ngày 1 lần, tốt nhất là trước khi đi ngủ để thấy rõ hiệu quả giúp co búi trĩ.

Cách 2:  Hạt thầu dầu tía chữa bệnh trĩ

Lấy hạt thầu dầu tía khoảng 9 hạt, và 9 con học trò nước (loại vật chân dài như con nhện, thường chạy trên mặt nước). Đem giã nát, sau đó xào quá với dấm thanh để nóng. Lấy một miếng vải mỏng, sạch bọc phần thuốc lại/

Đem đắp lên trên đỉnh đầu –huyệt bách hội. Khi thấy búi trĩ co lại thì gỡ bỏ thuốc, gội sạch đầu. Không nên để thuốc trên đầu quá lâu.

Thầu dầu tía được nhiều người sử dụng làm bài thuốc chữa bệnh trĩ

Cách 3: Lá thầu dầu tía giã náp đắp chữa bệnh trĩ

Chúng ta có thể lấy lá thầu dầu, kết hợp cùng với lá ở phần hoa thầu dầu rửa sạch, đem giã nát. Lấy một miếng vải mỏng sạch, bọc lại phần lá đã giã nát rồi đắp lên búi trĩ. Có thể thực hiện 1-2 lần/ ngày

Cách 4: Thầu dầu tía và lá vông chữa trĩ

Dùng lá thầu dầu kết hợp với lá và thân cây vông, đem rửa sạch, cho vào nồi đun sôi cho đến khi cô lại thì đổ ra chậu. Để cho nguội bớt sau đó rửa hậu môn. Hoặc có thể giãn nát lá vông và lá thầu dầu sau đó bọc vải và đắp lên hậu môn chừng 5 phút.

Sau khi đắp nên dùng khăn lau sạch, dùng khoảng 1 tuần, ngày 1 lần để thấy búi trĩ co lại.

Cách 5: Thầu dầu tía và dừa cạn chữa bệnh trĩ

Lá dừa cạn trong Đông y có khả năng giảm đau, tiêu viêm, giảm ngứa. Khi kết hợp với thầu dầu tía có thể chữa bệnh trĩ rất tốt. Do đó, bài thuốc chữa trĩ từ thầu dầu tía và dừa cạn được nhiều người áp dụng thành công.

Dùng lá thầu dầu tía và lá dừa cạn đem rửa sạch, giã nhuyễn, bọc vào túi vải, sau đó đắp, chườm lên búi trĩ. Có thể áp dụng bài thuốc này  buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể kết hợp thêm với bài thuốc uống.

Dừa cạn, đương quy, cam thảo, sài hồ, thăng ma, đảng sâm, trần bì, bạch truật, hoàng kỳ, đương quy…sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 3 lần trong ngày. Uống trong 10 ngày nghỉ 4 ngày rồi uống tiếp đợt mới.

Đối tượng sử dụng và không nên sử dụng

Để đảm bảo an toàn, không bị độc khi dùng, chúng ta cần biết những đối tượng sử dụng và không nên sử dụng thầu dầu tía

1. Đối tượng nên dùng

Những đối tượng sau có thể dùng thầu dầu tía: người bị mụn nhọt, bị bệnh trĩ, sa tử cung, khó đẻ,…

2. Đối tượng không nên dùng   

Những đối tượng không nên dùng thầu dầu tía bao gồm: có dị ứng với các thành phần có trong thầu dầu tía, đáng sử dụng các loại thuốc khác…

Những lưu ý khi dùng thầu dầu tía

Thầu đầu tía là thảo dược có nhiều công dụng, đặc biệt là thực phẩm “vàng” chữa bệnh trĩ, nhiều người đã áp dụng và thành công. Do đó, để đảm bảo hiệu quả, chúng ta cần chú ý một số điểm sau khi dùng:

Mua đúng sản phẩm: thầu dầu tía có nhiều công dụng chữa bệnh, nhưng lại có tính độc, đặc biệt là phần hạt. Do đó, cần mua đúng sản phẩm thầu dầu tía, vì chỉ có loại này mới có công dụng chữa bệnh, thầu dầu khác không có công dụng chữa bệnh.

Lưu ý chỉ dùng thầu dầu tia đổi bôi, đắp ngoài da, không nên uống

Chú ý khi sử dụng: hạt và lá thầu dầu tía đều có độc, đặc biệt là hạt, sử dụng nhiều có thể tử vong. Vì thế cần hết sức thận trọng khi dùng. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý thêm một số điểm sau:

  • Chỉ dùng thầu dầu tía để bôi, đắp bên ngoài da, không nên uống;
  • Dùng đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ;
  • Không tự ý sử dụng, tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng chung với các dược liệu khác;
  • Chỉ dùng bôi, đắp ngoài da. Không được uống.

Dù có công dụng tốt tới đâu, nhưng việc sử dụng không đúng cách, không khoa học, không nên được các lưu ý khi dùng. Chúng ta có thể làm giảm đi công dụng của dược liệu, thậm chí còn gây độc cho cơ thể. Vì thế, khi dùng thầu dầu tía, chúng ta cần hết sức lưu ý.

Giá thành và địa chỉ mua hàng uy tín

Thầu dầu tía được bán hiện có giá từ 190.000 -210.000VNĐ/kg lá tươi. Bạn có thể tìm mua ngay tại website: caythuocdangian.vn –đây là website bán dược liệu uy tín, không chỉ được khách hàng tin tưởng mà còn rất nhiều đơn vị là các phòng khám, đại lý tin tưởng.

Khi mua thầu dầu tía, bạn cần tìm địa chỉ mua uy tín để có được dược liệu đảm bảo chất lượng. Thầu đầu tía của chúng tôi được lấy ở vùng nguyên liệu chuyên dụng, được thu hái, bảo quản đúng quy trình. Do đó, đảm bảo dược tính cũng như không có lẫn các loại cỏ cây dại khác.

Khách hàng có nhu cầu, có thể liên hệ ngay để đặt mua sản phẩm, chúng tôi giao hàng tận nơi trên toàn quốc. Ngoài thầu dầu tía, tại website chúng tôi còn có rất nhiều các loại thảo dược thiên nhiên khác. Khách hàng có thể tham khảo, đặt hàng ngay.

Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hotline: 0869145860

Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình

Nhập số điện thoại và gửi
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay
1 Đánh giá bài viết này
0
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0

Đánh giá của bạn
Nhập thông tin đặt hàng
Chọn khối lượng
Thông tin đặt hàng
Hoặc gọi: 0869145860

Chúng tôi sẽ gọi lại ngay!

Thông tin của bạn hoàn toàn được bảo mật