Hạ khô thảo: Công dụng, cách dùng và địa chỉ mua uy tín

Thông tin chung về sản phẩm

Hạ khô thảo được đánh giá rất cao, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, phân bổ, thành phần hóa học của loại dược liệu này.

1. Tên gọi

Hạ khô thảo là một dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông y làm thuốc chữa bệnh

Hạ khô thảo còn được gọi với nhiều tên khác nhau, tùy vào vùng miền. Một số tên thường gọi của hạ khô thảo như: thiết tuyến hạ khô, bổng trụ đầu hoa, yến diện, nãi đông, thiết sắt thảo, tịch cú, mạch tuệ hạ khô thảo…

Tên gọi hạ khô thảo xuất phát từ sinh lý, cứ sau ngày hạ chí thì cây sẽ khô héo đi. Tuy nhiên, ở nước ta thì sau ngày hạ chí hạ khô thảo vẫn tươi tốt.

Tên khoa học:  Prunella vulgaris thuộc họ hoa môi (Lamiaceae).

2. Phân bổ

Hạ khô thảo là loại cây có sức sống rất bền bỉ. Thân vuông màu tím đỏ, lá mọc đối xứng với nhau, cụm hoa mọc ở đầu cành, quả nhỏ cứng. Người ta thường thu hái phần hoa để làm dược liệu, vì bộ phận này có dược tính cao hơn cả.

Cây hạ khô thảo thường mọc ở những vùng ôn đới, nhiệt đới ẩm như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, 1 số nước Châu Âu cũng có loại cây này. Riêng ở Việt Nam, hạ khô thảo mọc ở vùng núi cao ẩm mát như Sapa, Tam Đảm, Mẫu Sơn, Đà Lạt,…

3. Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu thì trong hạ khô thảo có nhiều thành phần hóa học rất đặc biệt như:

  • Alcaloid tan trong nước;
  • Tinh dầu;
  • Muối vô cơ (Kali clorua);
  • Chất đắngprunellin;

Các hoạt chất này có nhiều công dụng trong việc phòng và trị các bệnh lý khác nhau.

Công dụng của hạ khô thảo

Hạ khô thảo được biết đến có nhiều công dụng, được phân biệt trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại.

1. Đối với y học cổ truyền

Y học cổ truyền quy hạ khô thảo vào can và đởm, đây là thảo dược có vị đắng cay, tính hàn, có công dụng chính là thanh hoạt, tán kết, mát gan, giải độc, làm sáng mắt. Thường chủ trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, áp xe, đau mắt đỏ, viêm gan, viêm gan vàng da, viêm tắc sữa, rong kinh huyết trắng, lao hạch….

Hạ khô thảo được biết đến có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp

2. Đối với y học hiện đại

Trong y học hiện đại, đánh giá rất cao hạ khô thảo. Nó có nhiều công dụng, đặc biệt phải kể đến như:

  • Hạ huyết áp: hoa hạ khô thảo có công dụng hạ huyết áp nhanh –tài liệu Trung Dược Học có ghi lại);
  • Tiêu và chống viêm: Chất có trong hạ khô thảo giúp chống viêm, giảm viêm, tiêu các ổ viêm, áp xe rất tốt;
  • Ức chế vi khuẩn: hạ khô thảo có thể giúp ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, trong đó phải kể đến như trực khuẩn lỵ, lao, biến dạng, đại trường, thương hàn; khuẩn cầu chùm, vi khuẩn phẩy hoắc loạn…;
  • Lợi tiểu, tăng hô hấp: hạ khô thảo có nhiều muối vô cơ, giúp lợi tiểu, hô hấp tăng cao (-tài liệu Hoa Hán Dược dụng thực vật có ghi lại);

Có thể thấy rằng, dù trong y học hiện đại hay y học cổ truyền thì hạ khô thảo cũng có công dụng tốt trong việc phòng và chữa trị các nhiều bệnh, bảo vệ sức khỏe.

Cách dùng và liều dùng

Theo khuyến cáo thì chúng ta chỉ nên dùng từ 6-16gr hạ khô thảo/ ngày. Cách dùng hạ khô thảo cho đến nay chủ yếu là dùng độc vị hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác.

Có thể dùng theo cách sắc thành thuốc uống, đem tán mịn uống hoặc nấu cháo cùng các loại dược liệu khác,…Tùy vào việc chủ trị bệnh lý nào mà sử dụng cho phù hợp.

Các bài thuốc từ hạ khô thảo

Với những thành phần hóa học và công dụng trên thì có nhiều bài thuốc hay để chữa bệnh từ hạ khô thảo.  Chúng ta có thể tham khảo một số bài thuốc điển hình được nhiều người áp dụng như:

1. Bài thuốc chữa đau mắt đỏ, mụn nhọt, viêm tắc sữa, lao hạch tử hạ khô thảo

Hạ khô thảo được sử dụng để chữa đau mắt đỏ hiệu quả

Có thể dùng các nguyên liệu như hạ khô thảo, gạo tẻ và bồ công anh. Đem các nguyên liệu sơ chế, rửa sạch. Cách làm khá đơn giản, lấy hạ khô thảo và bồ công anh đem đun lấy nước sau đó bỏ bã. Cho gạo tẻ và kỷ tử nấu thành cháo, khi nào cháo chín thì cho nước hạ khô thảo và bồ công anh vào.

Đun đến khi cháo đặc lại, thêm chút đường kính trắng vừa ăn và dùng khi nóng. Dùng mỗi đợt từ 2-5 ngày mỗi ngày 1 lần sẽ thấy triệu chứng đau mắt đỏ giảm đi rất nhiều.

2. Bài thuốc thanh tỏa tán kết từ hạ khô thảo

Thanh hỏa, tán kết chủ trị các chứng viêm gan, viêm tuyến sữa, trị lao hạch, bướu tuyến giáp…Các bài thuốc cụ thể như:

Bài 1: Hạ khô thảo thang

Chuẩn bị các loại dược liệu gồm hạ kho thảo đem sắc lấy nước uống, hoặc dùng để nấu thành cao hạ khô thảo. Đem dùng liên tục cho đến khi bệnh thuyên giảm. Bài thuốc thường để trị lao hạch cổ chưa vỡ, viêm tắc sữa ở phụ nữ sau sinh, viêm gan, bướu tuyến giáp đơn thuần.

Bài 2: Hạ khô thảo sắc uống

Chuẩn bị hạ khô thảo và cam thảo, đem rửa sạch nguyên liệu cho vào nồi đun sôi trong vòng 20 phút để dược tính thôi ra. Đổ ra bát uống nóng ngày 2-3 lần. Dùng ngày 1 thang liên tục trong vòng 1 tháng để trị lao hạch.

Bài 3: Hạ khô thảo, huyền sâm, thổ bối mẫu sắc

Bài thuốc này dùng chủ trị viêm tắc sữa ở phụ nữ sau khi sinh, áp xe tuyến vú, lao hạch tuyến lâm ba. Cách dùng đơn giản, lấy nguyên liệu gồm hạ kho thảo, thổ bối mẫu, huyền sâm đem rửa sạch.

Cho dược liệu vào siêu đất đun trong lửa nhỏ. Đun 600ml khi nào cạn còn khoảng 1 phần (200ml) thì tắt bếp đổ ra bát, chia thành 2 lần uống sau khi ăn. Dùng liên tục chừng nửa tháng để thuốc đem đến hiệu quả tốt nhất

3.  Bài thuốc trị can dương vương, sáng mắt, mát gan từ hạ khô thảo

Trị can dương vương, sáng mát, mát gan từ hạ khô thảo có những bài thuốc phải kể đến như:

Bài 1: Bột hạ khô thảo

Dùng các dược liệu như hạ khô thảo, hương phụ tử, chích thảo đem phơi khô, cắt nhỏ và tán thành bột mịn. Phần bột này dùng uống 3 lần/ ngày với nước sôi để nguội. Mỗi lần dùng 1 thìa cafe, dùng để trị chứng nóng ở gan gây đau nhức mắt

Bài 2: Hạ khô thảo kết hợp dược liệu sắc uống

Dùng các loại dược liệu như hạ khô thảo, xa tiền thảo, bồ công anh, dã cúc, tang diệp đem rửa sạch cho vào siêu đất đun trong lửa nhỏ. Đun chừng 500ml cô lại còn 1 nửa thì tắt bếp. Đổ ra bát chờ nguội bớt thì uống hết trong ngày.

Bài 3: Hạ khô thảo tươi

Dùng ngay hạ khô thảo tươi, dã cúc, hy thiêm thảo đem rửa sạch cho vào siêu đất. Đun sôi thì hạ lửa nhỏ cho đến khi còn tầm 1 chén thì tắt bếp, đổ ra bát uống. Mỗi ngày dùng 1 thang trong vòng nửa tháng sẽ thấy hiệu quả mà thuốc mang lại rất tốt.

Bài 5: Hạ khô thảo và dược liệu

Lấy hạ khô thảo, mạn kinh tử, cúc hoa, xuyên khung, thạch quyết minh, mẫu lệ đem rửa sạch. Sắc thuốc bằng lửa nhỏ. Bài thuốc trị chứng huyết áp cao gây đau đầu, mặt đỏ phừng phừng

4. Bài thuốc chữa lao mào tinh hoàn từ hạ khô thảo

Lao mào tinh hoàn ở nam giới gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, sinh lý và khả năng sinh sản. Do đó, việc chữa trị hết sức cần thiết, trong đông y có bài thuốc hay từ hạ khô thảo chữa lao mào tinh hoàn rất tốt.

Chuẩn bị các nguyên liệu như hạ khô thảo, gạo tẻ và kỷ tử.  Cách làm khá đơn giản, dùng hạ khô thảo đun lấy nước. Gạo tẻ và kỷ tử nấu thành cháo, sau đó cho nước đun hạ khô thảo vào và đảo đều đun đến khi cháo đặc lại. Dùng liên tục nửa tháng, mỗi ngày ăn 1 lần sẽ giúp nam giới giảm triệu chứng của bệnh lao mào tinh hoàn rất tốt.

5. Bài thuốc làm đẹp, giảm mụn từ hạ khô thảo

Nhiều chị em sử dụng hạ khô thảo để trị mụn, làm đẹp

Hạ khô thảo còn có công dụng làm đẹp xóa nhăn, giảm mụn,... và chị em có thể thử ngay bài thuốc hay này nhé.

Cách làm khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm hạ khô thảo, lá dâu, dưa chuột. Đem hạ khô thảo, lá dâu sắc lấy nước đặc để nguội, dưa chuột ép lấy nước. Trộn đều vào đắp lên mặt chừng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Mỗi tuần chỉ nên dùng 2 lần.

6. Bài thuốc điều kinh từ hạ khô thảo

Dùng ngay các dược liệu gồm hạ kho thảo, hạt muồng muỗng, hoa hòe, tang ký sinh, rau má, tâm sen, nhọ nồi, ngưu tất đem rửa sạch. Cho vào sắc với nước trong lửa nhỏ. Dùng khi còn ấm ngày 1 thang để có hiệu quả tốt nhất sẽ giúp cân bằng và điều hòa kinh nguyệt

7. Bài thuốc thông tiểu từ hạ khô thảo

Tiểu khó, bí tiểu do nóng trong bạn cũng có thể dùng ngay bài thuốc hay từ hạ khô thảo. Theo đó chúng ta dùng hạ khô thảo, phụ tử và cam thảo đem sắc với 600ml nước, sắc còn 1 phần thì đổ ra chén uống thành 3 lần. Uống hết trong ngày, không để thuốc qua đêm.

8. Bài thuốc hạ huyết áp từ hạ khô thảo

Dùng ngay hạ khô thảo, quyết minh, bồ công anh, cúc hoa, mã đề rửa sạch và sắc với nước để uống. Uống 2 lần trong ngày và dùng hết trong ngày, bài thuốc có tác dụng làm hạ huyết áp, ổn định huyết áp.

9. Bài thuốc an thần từ hạ khô thảo

Hạ khô thảo còn có công dụng an thần rất tốt, khi kết hợp với các dược liệu như khô huyền sâm, cao khô địa long, hà thủ ô, táo nhân thì có tác dụng sẽ rất cao. Đem các nguyên liệu này tán mịn và vê thành viên hoàn để dùng sẽ giúp an thần rất tốt.

Mỗi lần uống 3-4 viên, ngày dùng 2 lần trong khoảng 1 tháng để có hiệu quả an thần, ngủ ngon, tâm trung trí óc.

10. Bài thuốc chữa lở loét da, mụn nhọt từ hạ khô thảo

Hạ khô thảo còn được biết đến với công dụng tiêu viêm, giảm nhọt, giải độc, thanh nhiệt…Do đó, chúng ta có thể dùng bài thuốc hay từ hạ khô thảo để chữa lở loét, mụn nhọt.

Chuẩn bị nguyên liệu gồm hạ khô thảo, trần bì, bán hạ, tam lăng, lưu bàng, nga truật…đem sắc với 600ml nước, khi nào can còn 1 nửa thì đem chia 2 lần uống trong ngày.

Còn 1 bài thuốc nữa mà chúng ta có thể áp dụng đó là dùng hạ cô thảo, cỏ mần trầu, vòi voi, kinh giới, bồ công anh, liên kiều, ké đầu ngựa đem sắc lấy nước uống. Sắc 400ml còn 100ml thì bỏ ra uống, dùng 2 lần trong ngày.

Có thể thấy hạ khô thảo được sử dụng thành nhiều bài thuốc hay chữa bệnh rất tốt. Tuy vào từng bệnh, thể bệnh ở mỗi người mà áp dụng sao cho linh hoạt.

Đối tượng sử dụng và không nên sử dụng

Dẫu biết rằng hạ khô thảo có nhiều công dụng tốt, nhưng không phải ai cũng có thể dùng dược liệu này. Vì thế, bạn cần lưu ý những đối tượng nên và không nên dùng dưới đây:

1. Đối tượng nên dùng

Nếu trong những trường hợp này bạn có thể dùng ngay hạ khô thảo để chữa bệnh như: cao huyết áp, bệnh gan, tinh thần bất ổn định (lo lắng, đau đầu, căng thẳng,…), nổi mụn nhọt, sưng, áp xe vú, đang bị các dạng nhiễm khuẩn.

2. Đối tượng không nên dùng   

Mặc dù là dược liệu thiên nhiên, lành tính, nhưng hạ khô thảo nếu như không dùng đúng cách, lạm dụng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng. Dưới đây là một số đối tượng không nên dùng hạ khô thảo: phụ nữ có thai, người sợ lạnh, ăn uống khó tiêu, dạ dày yếu, âm hư…

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Những lưu ý khi dùng

Để đảm bảo công dụng của hạ khô thảo, chúng ta nên chý ý một số điểm sau khi dùng:

Lưu ý dùng hạ khô thảo đúng liều lượng để có hiệu quả tốt nhất

  • Dùng đúng liều không lạm dụng;
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng chung với các dược liệu khác;
  • Nằm trong nhóm đối tượng không nên dùng thì không được dùng dù là liều nhỏ

Giá thành và địa chỉ mua hàng uy tín

Hiện nay, giá thành của hạ khô thảo được bán với giá khoảng 300.000-350.000VNĐ/ kg tại các nhà thuốc đông y, cơ sở kinh doanh dược liệu.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua hạ khô thảo thì có thể mua tại website caythuocdangian.vn. Đây là website bán dược liệu hạ khô thảo nói riêng, cũng như nhiều dược liệu quý khác uy tín, chất lượng được nhiều khách hàng tin tưởng và tín nhiệm.

Hạ khô thảo của chúng tôi đã được nhiều người dùng, các thầy thuốc, phòng khám y học cổ truyền tin tưởng lựa chọn mua và sử dụng. Dược liệu được thu hái ở vùng nguyên liệu đặc trưng và được sơ chế, bảo quản đúng quy trình đảm bảo dược tính, không bị mất chất, biến chất. 

Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn mua hạ khô thảo và các dược liệu quý hiếm khác tại đây. Tất cả các sản phẩm, dược liệu của chúng tôi đều được cấp chứng nhận chất lượng, an toàn cho người sử dụng

 

Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hotline: 0869145860

Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình

Nhập số điện thoại và gửi
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay
1 Đánh giá bài viết này
0
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0

Đánh giá của bạn
Nhập thông tin đặt hàng
Chọn khối lượng
Thông tin đặt hàng
Hoặc gọi: 0869145860

Chúng tôi sẽ gọi lại ngay!

Thông tin của bạn hoàn toàn được bảo mật