Đương quy có tác dụng gì và mua ở đâu?

Thông tin, đặc điểm của đương quy

1. Tên gọi

Đương quy hay còn được gọi với một số tên gọi khác như là: nhân sâm cho phụ nữ, vân quy, xuyên quy, tần quy. Dược liệu này có tên tiếng Anh là Angelica, female ginseng và tên khoa học là Angelica sinensis.

2. Phân bố

Đương quy có nguồn gốc từ vùng khí hậu ôn đới, điển hình nhất là ở Trung Quốc. Cây thường mọc ở các vùng núi có độ cao khoảng từ 2000 – 3000m với không khí ẩm mát.

Ở nước ta, loại dược liệu này được di thực và trồng từ những năm 1960 cho đến hiện nay thì dược liệu được trồng khá phổ biến ở các tỉnh như: Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và một số tỉnh ở khu vực Tây Nguyên,....

3. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu cho thấy rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm khoảng 0,26%. Đây cũng chính là thành phần chính quyết định tác dụng của dược liệu đương quy này.

Ngoài tinh dầu thì rễ đương quy còn có các hợp chất khác như sacharid, courmarin, axit amin, và sterol, Polyacetylen, Polysachrid, Brefeldin,…

Ngoài ra, cây đương quy còn có chứa nhiều loại vitamin như: vitamin B12, vitamin B1, vitamin E,... và một số nguyên tố vi lượng như đồng, nhôm, kẽm, crom, canxi, magie,… rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.

Một số tác dụng tốt của đương quy đối với sức khỏe

Theo nghiên cứu thì đương quy có tác dụng trong cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại, cụ thể như là:

1. Theo Y học cổ truyền:

Theo Y học cổ truyền, đương quy có vị ngọt, cay và tính âm, quy vào 3 kinh Tâm, Tỳ, Can. Có công dụng hoạt huyết, bổ huyết, thông kinh, điều kinh, nhuận tràng, tiêu sưng và dưỡng gân.

Chủ trị các chứng bệnh như: Chứng huyết hư trường táo, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, tắc kinh, các bệnh đau tê chân tay, tổn thương do té ngã, tâm can huyết hư. Ngoài ra, dược liệu này còn trị nhọt lở loét, khái suyễn.

Những công dụng vô cùng tuyệt vời của Đương quy đối với sức khỏe.

2. Theo Y học hiện đại:

Theo Y học hiện đại thì với những thành phần hóa học được nêu ở trên, đương quy mang đến nhiều công dụng như:

  • Tác dụng đối với huyết học: Hàm lượng vitamin B12 và acid folic có trong đương quy giúp cho dịch ngâm từ dược liệu có tác dụng làm tăng huyết sắc tố và hồng cầu.
  • Tác dụng chống viêm: Nước từ dịch tiết của dược liệu có thể làm giảm tính thẩm thấu của huyết quản, từ đó, ức chế các chất gây viêm mà tiểu cầu.
  • Tác dụng đối với tử cung: Chất cồn từ dược liệu có khả năng gây hưng phấn đối với tử cung, còn tinh dầu của dược liệu lại có tác dụng ức chế tử cung. Khi áp lực của tử cung cao thì đương quy có thể làm tăng hoạt động co bóp ở tử cung.
  • Tác dụng tăng miễn dịch: Đương quy được nghiên cứu là có thể làm tăng khả năng miễn dịch.
  • Tác dụng lợi tiểu: Đương quy cũng được xác định có tác dụng làm tăng hưng phấn với cơ trơn ruột non và bàng quang, từ đó giúp lợi tiểu.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc đương quy có khả năng ức chế khuẩn tả, trực khuẩn thương hàn, liên cầu khuẩn tán huyết… Còn tinh dầu của dược liệu lại có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli và tụ cầu khuẩn vàng…
  • Các tác dụng khác: Ngoài những tác dụng trên thì dược liệu còn có tác dụng giảm đau, tăng lưu lượng máu, an thần, chống hình thành cục máu đông, làm giãn cơ trơn phế quản,…

Cách dùng – liều lượng

Đương quy thường được dùng tán bột, sắc nước uống hoặc làm hoàn hay làm tinh dầu. Tùy vào từng mục đích sử dụng mà có thể dùng đương quy theo những cách trên.

Liều lượng dùng đương quy được khuyến cáo từ 5 – 15g mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng bài thuốc, tình trạng bệnh mà có thể điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Bài thuốc đương quy chữa bệnh

Đương quy thường được sử dụng kết hợp với một số vị thuốc để làm bài thuốc chữa trị một số chứng bệnh, cụ thể như là:

1. Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu

Đương quy thường được dùng để làm bài thuốc chữa thiếu máu.

Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu, mồ hôi chảy không hết thì bạn có thể áp dụng một trong 2 bài thuốc từ đương quy sau đây:

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị: 16g đương quy, 8g bạch thược, 12g thục địa, 6g xuyên khung.

Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc trên sắc chung với 600ml nước đến khi còn 200ml thì ngưng. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày và tốt nhất là uống khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: 20g đương quy, 20g bạch thược, 10g thục địa và 15g xuyên khung.

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc lấy nước uống hàng ngày. Đối với phụ nữ sau sinh bị bệnh thì có thể cho thêm đậu đen, hoắc can khương, ngưu tất, ích mẫu, trạch lan, bổ hoàng rồi sắc lấy nước uống.

2. Bài thuốc đương quy hữa rong kinh, rong huyết, sảy thai ra máu kéo dài ở phụ nữ

Chuẩn bị: 12g đương quy, 12g sinh địa, 16g bạch thược, xuyên khung, a giao, ngải diệp và cam thảo mỗi vị 8g.

Thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc với 800ml nước nhỏ lửa cho đến khi còn phân nửa. Chia nước thuốc làm nhiều lần uống trong ngày và mỗi ngày chỉ dùng đúng 1 thang.

3. Bài thuốc chữa ngoại cảm, trong lạnh ngoài nóng, sợ rét từ đương quy

Chuẩn bị: đương quy, bạch chỉ, nhục quế, bạch linh, cam thảo, xuyên khung và bạch thược mỗi vị 12g, bán hạ 8g, cát cánh 6g, thương truật và trần bì mỗi vị 3g, can khương 2g, hậu phác 1,6g.

Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc trên thành 1 tháng sắc cùng 2 lít nước trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút. Lấy phần nước uống thay nước lọc hàng ngày, còn phần bã thì bỏ đi và mỗi ngày chỉ dùng 1 thang duy nhất.

4. Bài thuốc chữa táo bón, huyết nhiệt

Chuẩn bị: Đương quy, đại hoàng, thục địa, đào nhân và cam thảo mỗi vị 4g, sinh địa và thăng ma mỗi vị 3g, hồng hoa 1g.

Thực hiện: Các vị thuốc trên sắc cùng 500ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn 250ml thì ngưng. Chia lượng nước thuốc làm 3 lần uống trong ngày khi nước thuốc còn ấm và mỗi ngày chỉ dùng 1 thang.

5. Bài thuốc đương quy chữa ra mồ hôi trộm, mất ngủ

Chuẩn bị: 20g đương quy (rửa rượu), 12g liên nhục (sao), 12g thục địa (nướng), 12g bạch thược (sao mật), 6g phục thần, 6g nhân sâm (sao), 4g đơn sâm (rửa rượu), 4g a giao (sao phồng), 4g mẫu đơn (rửa rượu), 10g cao quy bản và 15 hạt ngũ vị (sao mật).

Thực hiện: Các vị thuốc đã qua sơ chế trên cho vào âm sắc trên lửa nhỏ với khoảng 1 lít nước cho đến khi còn 500ml. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc như này và chia nước thuốc làm nhiều lần uống trong ngày.

6. Bài thuốc đương quy chữa cảm hàn

Chuẩn bị: 8g đương quy, 12g sài hồ, 6g bạch thược, 12g trần bì, 4g cam thảo và 3 lát gừng tươi.

Thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào sắc chung với 1 lít nước trên lửa nhỏ khoảng 30 phút. Chia nước thuốc thành nhiều lần uống và dùng 1 thang/ngày.

7. Bài thuốc đương quy chữa cảm hàn, sợ rét, nôn ói và chân tay lạnh

Chuẩn bị: 12g đương quy, 8g nhân sâm, 8g can khương, 8g nhục quế, 12g ma hoàng, 20g thục địa, 20g bạch truật, 16g sài hồ, 4g chích thảo và 3 lát gừng.

Thực hiện: Tất cả các vị thuốc này sắc với 1 lít nước. Sắc nhỏ lửa trong 15 phút. Dùng thay nước lọc thường ngày với liều lượng mỗi ngày 1 thang

8. Bài thuốc chữa cảm mạo phát sốt ở trẻ em từ đương quy

Đương quy cũng thường được dùng để chữa bệnh cảm mạo, cảm hàn rất tốt.

Chuẩn bị: 4g đương quy, 4g sa sâm, 3,2g bạch thược, 8g sinh địa, 1,6g xuyên khung, 1,2g tiêu khương, 10 sợi cỏ bắc.

Thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc trên sắc với khoảng 800ml nước cho đến khi còn khoảng 300ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày và dùng 1 thang mỗi ngày.

9. Bài thuốc đương quy giúp bổ máu

Chuẩn bị: 8g đương quy và quế chi, sinh khương, đại táo mỗi vị 6g, cùng 10g bạch thược và 50g đường phèn.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc cùng 600ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi còn 200ml. Thêm đường phèn vào và chia làm 3 lần uống trong ngày với liều lượng mỗi ngày dùng 1 thang.

10. Bài thuốc chữa mất ngủ, nhức đầu, ngủ hay mê bằng đương quy

Chuẩn bị: 100g đương quy; viễn chí, đởm tinh, xương bồ, thiên trúc hoàng, chu sa và long cốt mỗi vị 40g; ích trí nhân, bá tử nhân, táo nhân và ngũ vị tử mỗi vị 60g; khởi tử và hồ đào nhục mỗi vị 80g

Thực hiện: Tất cả các dược liệu trên đem tán thành bột mịn rồi thêm mật ong vào làm thành viên 4g. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần dùng 1 viên, duy trì liên tục trong khoảng 15 ngày.

11. Bài thuốc đương quy trị chảy máu cam

Nếu bị chảy máu cam, bạn có thể lấy đương quy với lượng phù hợp rồi đem đi sao khô và tán nhỏ. Mỗi ngày sử dụng 2-3 lần và mỗi lần 4g để cải thiện chứng chảy máu cam hiệu quả.

12. Bài thuốc chữa đau nhức cánh tay, viêm quanh khớp vai từ đương quy

Chuẩn bị: 12g đương quy, 10g ngưu tất và 8g nghệ.

Thực hiện: Cho tất cả vị thuốc vào sắc chung với 500ml nước cho đến khi còn 1 nửa thì ngưng. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày với liều lượng mỗi ngày 1 thang.

13. Bài thuốc đương quy trị xuất huyết não do xơ cứng mạch máu, kèm liệt nửa người

Chuẩn bị: Đương quy và bạch thược mỗi vị 6g; hoàng kỳ và sinh địa mỗi vị 15,5g; long đởm thảo và hạt mơ mỗi vị 10g; hồng hoa, cam thảo, cát cánh và phòng phong mỗi vị 3g.

Thực hiện: Các nguyên liệu sắc chung với 1 lít nước cho đến khi còn 300ml thì tắt bếp. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày và mỗi ngày dùng 1 thang. Cần duy trì liên tục trong khoảng 2 – 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất

14. Bài thuốc chữa suy nhược tâm thần với triệu chứng chóng mặt, mất trí nhớ bằng đương quy

Chuẩn bị: Đương quy, sinh địa, cúc hoa, phục linh và khởi tử mỗi vị 20g; tục tùy tử, bạch truật, viên chí và mạch môn mỗi vị 15g; hoàng bá, xuyên khung và nhân sâm mỗi vị10g; toan táo nhân 25g

Thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc chung với 500ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn phân nửa. Chia lượng nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày và mỗi ngày dùng 1 thang.

15. Bài thuốc chữa lao phổi từ đương quy

Chuẩn bị: Đương quy, nhân sâm, sinh địa, phục linh, bạch thược, bạ mơ, quả táo chua, cam thảo và dầu hạt mơ mỗi vị 1g và 5g ngũ vị tử.

Thực hiện: Các vị thuốc cho vào sắc với 500ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày khi còn ấm với liều lượng 1thang/ngày.

16. Bài thuốc đương quy chữa thiếu máu kèm mất ngủ, giảm trí nhớ

Chuẩn bị: Đương quy, thiên môn, mạch môn, đan sâm, hạt trắc bách, ngũ vị tử và toan táo nhân mỗi vị 50g; nhân sâm, huyền sâm, phục linh, viễn chí và cát cánh mỗi vị 25g; 200g sinh địa

Thực hiện: Các nguyên liệu trên tán thành bột mịn và trộn với mật ong để làm thành viên hoàn khoảng 15g, mỗi lần uống 1 viên và ngày uống 2 lần.

17. Bài thuốc đương quy chữa cao huyết áp và các triệu chứng tim mạch

Bài thuốc chữa cao huyết áp, bệnh tim mạch từ Đương quy cũng rất tốt.

Chuẩn bị: Đương quy, chi tử, sinh địa, hoàng liên, mạch môn, hoàng cầm, long đởm, thạch cao và hoàng bồ mỗi vị 31g; 10g tri mẫu; lô hội, hà thủ ô và đại hoàng mỗi vị 15,5g; 6g vân mộc hương; 1,5g xạ hương.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn và cho thêm mật ong vào làm thành viên khoảng 0,5g. Uống ngày 3 lần với liều lượng 4 viên/lần.

18. Bài thuốc đương quy hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Chuẩn bị: Đương quy, bạch thược và gững mỗi vị 10g; vân mộc hương và đinh hương mỗi vị 3,3g;  phụ tử chế 16,5g.

Thực hiện: Phụ tử chế đun với nước riêng để sôi khoảng 2 giờ rồi cho thêm nước sôi để được 300ml. Sau đó thêm các vị thuốc còn lại vào đun sôi trong 30 phút nữa. Lấy phần nước uống 100ml/lần và ngày uống 3 lần. Cần lưu ý là trước và sau khi uống thuốc 3 giờ thì không ăn thức ăn chua, lạnh, trứng gà.

Những đối tượng nào nên sử dụng và kiêng kị đương quy?

Đương quy là một dược liệu tốt, mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được dược liệu này. Những đối tượng sau đây được các bác sĩ, thầy thuốc khuyến cáo nên sử dụng và nên kiêng kị, cụ thể là:

1. Những người nên hoặc có thể sử dụng đương quy

Theo các thầy thuốc Đông y thì những người nên hoặc có thể sử dụng đương quy làm bài thuốc chữa bệnh, đó là:

  • Người có vấn đề về huyết áp.
  • Những chị em nữ giới bị đau bụng kinh, rối loạn không đều.
  • Người bị bệnh lao phổi
  • Người bị thiếu máu, da xanh xao, tái nhợt, kém ăn, gầy yếu, ngủ không ngon giấc.
  • Đối tượng khí và huyết kém, người mệt mỏi
  • Trẻ em bị bệnh cảm mạo phát sốt
  • Người bị táo bón, tiêu hóa kém do tỳ hư
  • Sản phụ sau khi sinh.
  • Người bị bệnh phong tê thấp và đau nhức xương khớp.

2. Những trường hợp không nên hoặc kiêng kị với đương quy

Đương quy được khuyến cáo chống chỉ định đối với những trường hợp sau đây:

  • Phụ nữ đang mang thai không nên dùng hoặc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để được tư vấn tốt nhất.
  • Người bị mẫn cảm với thành phần nào đó có trong dược liệu cũng không nên dùng.
  • Trường hợp bị tiêu chảy cũng không được dùng đương quy
  • Bệnh nhân bị tiểu đường cũng không nên dùng dược liệu này.
  • Đương quy cũng không dùng cho những người bị rối loạn máu hoặc bị viêm loét đường tiêu hóa.

Một số lưu ý khi sử dụng bài thuốc chữa bệnh từ đương quy

Khi sử dụng có ý định sử dụng các bài thuốc từ đương quy để chữa bệnh thì người dùng cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây. Nhằm đảm bảo sử dụng dược liệu đúng cách, đạt hiệu quả tốt nhất, đó là:

  • Đương quy là một dược liệu quý hiếm, rất tốt cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ khi sử dụng đúng cách, đủ liều lượng. Do đó, cần phải dùng dược liệu đúng, đủ liều lượng, không lạm dụng dùng quá nhiều sẽ phản tác dụng.
  • Tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ hoặc những người có chuyên môn trước khi dùng để được tư vấn tốt nhất.
  • Tránh không nên dùng đương quy với loại thuốc chống đông máu.

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng bài thuốc từ Đương quy để được tư vấn tốt nhất.

  • Kết hợp việc sử dụng các bài thuốc từ đương quy với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, luyện tập hợp lý và khoa học để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Khi mua dược liệu thì nên lựa chọn các địa chỉ uy tín được cấp phép và được nhiều khách hàng tín nhiệm để tránh mua phải dược liệu kém chất lượng làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng.

Đương quy có giá bao nhiêu tiền và mua ở đâu uy tín?

Hiện nay, hầu hết các cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc Đông y đều có bán đương quy. Tuy nhiên, để mua được dược liệu đảm bảo chất lượng tốt, không bị biến chất, không mất chất, không bị ẩm mốc,... Thì mọi người nên tìm đến những địa chỉ uy tín được nhiều khách hàng đánh giá cao và tín nhiệm.

Caythuocdangian.vn là một trong các địa chỉ bán đương quy và các loại dược liệu quý hiếm uy tín được hàng triệu khách hàng tin tưởng đặt mua và có những đánh giá, phản hổi tích cực về chất lượng sản phẩm. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đặt mua đương quy tại đây.

Tất cả những loại dược liệu của caythuocdangian.vn đều đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm định chất lượng và cấp giấy phép, chứng nhận an toàn thực phẩm. Vì thế mà các sản phẩm tại đây luôn được đảm bảo chất lượng, an toàn khi sử dụng, không gây tác dụng phụ cho người dùng.

Về giá thành của đương quy thì hiện nay trên thị trường đang bán với giá trong khoảng từ 450.000-500.000 đồng/1kg. Tại caythuocdangian.vn, dược liệu đương quy được bán với giá 450.000 đồng/1kg.

Qua những thông tin được chúng tôi cung cấp và chia sẻ trong bài viết trên đây thì chắc hẳn mọi người đã biết được tác dụng, cách sử dụng, bài thuốc và giá cả, địa chỉ mua đương quy uy tín. Để từ đó mua được sản phẩm chất lượng và sử dụng đúng cách để đạt được mục đích chữa bệnh tốt nhất.

Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hotline: 0869145860

Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình

Nhập số điện thoại và gửi
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay
1 Đánh giá bài viết này
0
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0

Đánh giá của bạn
Nhập thông tin đặt hàng
Chọn khối lượng
Thông tin đặt hàng
Hoặc gọi: 0869145860

Chúng tôi sẽ gọi lại ngay!

Thông tin của bạn hoàn toàn được bảo mật