Dây gắm có công dụng gì và mua ở đâu tốt nhất?

Thông tin chung về sản phẩm

Để biết rõ về công dụng của dây gắm, cũng như một số bài thuốc hay chữa bệnh, chúng ta nên tìm hiểu các thông tin chung về loại dược liệu này.

1. Tên gọi

Gắm có nhiều tên gọi như dây gắm, gắm núi được Đông y sử dụng làm dược liệu trị bệnh

Gắm có nhiều tên gọi khác nhau, tùy vào vùng miền, dân tộc mà có thể gọi bằng những cái tên khác nhau. Gắm hay còn gọi là dây gắm, gắm núi, dây sót, dây vương tôn, dây gắm lót.

Nó có tên khoa học là Gnetum montanum. Thuộc nhóm thực vật hạt trần, họ Gnetaceae. Gắm là cây thân leo lên các thân cây cổ thụ, dây dài chừng 10-12m. Phần và cành có hình bầu dục, nhiều nếp nhăn, mấu. Lá thuôn dài, mọc đối xứng, hoa từ tầm tháng 5 -7, quả hình bầu dục, khi chín màu nâu hoặc nâu đỏ.

2. Phân bổ

Gắm chủ yếu phân bổ ở vùng núi cao, trong các cánh rừng nhiệt đới. Đây là loại cây mọc hoang phổ biết thuộc khu vực của người dân tộc Tày ở Yên Bái. Đặc biệt gắm của người Tày –Yên Bái có hàm lượng dược tính rất cao, được đánh giá cao nhất.

3. Thành phần hóa học

Cây gắm có nhiều thành phần hóa học được đánh giá cao trong đó phải kể đến các thành phần như sau:

  • Alkaloid;
  • Bsitosterol;
  • Saponin;
  • Tinh dầu;
  • Chất béo;
  • Triterpenoid;
  • Flavonoid;
  • Axit hữu cơ;

Các thành phần hóa học này đều được đánh giá cao trong việc làm giảm nồng độ axit uric trong máu, cũng như nhiều công dụng khác cho sức khỏe.

4. Phân loại

Gắm được phân thành 2 loại là gắm đen và gắm đỏ. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì 2 loại gắm này có thành phần dược liệu tương đương nhau.

  • Gắm đen: thường xuất hiện ở vùng núi phía bắc
  • Gắm đỏ: sáng màu hơn, mọc ở vùng miền nam.

Mặc dù dược tính tương đương nhau, nhưng nhiều người vẫn tin dùng gắm đen hơn vì dược tính được cho là cao hơn một chút.

Công dụng của gắm

Dây gắm có nhiều công dụng khác nhau. Những công dụng phòng và trị bệnh này được cả y học cổ truyền và y học hiện đại công nhận.

1. Đối với y học cổ truyền

Đối với y học cổ truyền, gắm có vị đắng, tính mát, thường dùng để tiêu viêm, giải độc, hoạt huyết, sát khuẩn, thư gian gân cốt. Nó có công dụng trừ thấp, thư cân, khu phong, tiêu viêm.

Gắm trong y học cổ truyền chủ trị ngộ độc, đau nhức xương khớp, thống phong, đầu gối sưng đau, sốt rét, giảm đau, hạ nhiệt, phong tê thấp…

Một số công dụng chữa bệnh của dây gắm

2. Đối với y học hiện đại

Đối với y học hiện đại, đánh giá chất dl-demethyl coclaurin hydrochlorit có trong gắm giúp cho tim mạch khỏe mạnh. Ngoài ra, gắm còn có công dụng diệt khuẩn rất tốt, đặc biệt là ức chế liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng, vi khuẩn gây viêm phổi, thương han, trực lỵ khuẩn…

Gắm trong y học hiện đại còn có công dụng giúp giảm axit uric trong máu, giảm ho, hen rất tốt…

Cách dùng và liều dùng

Để đảm bảo hiệu quả và phát huy hết công dụng của gắm thì chúng ta cũng nên biết cách dùng và liều dùng. Theo đó, gắm thường được sử dụng dưới dạng đắp bên ngoài da, hoặc sắc thành thuốc uống theo thang, hoặc đem ngâm rượu.

Liều dùng gắm khuyến cáo là từ 15 -30gr mỗi ngày. Gắm có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác để tăng thêm công dụng phòng, trị bệnh

Các bài thuốc từ dây gắm

Trong dân gian, y học cổ truyền cũng truyền tai nhau rất nhiều bài thuốc hay từ gắm. Để giúp chúng ta chủ động tìm hiểu và áp dụng, dưới đây là một số bài thuốc từ dây gắm được tổng hợp lại:

1. Bài thuốc từ gắm chữa phong thấp, đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp, phong thấp khiến người bệnh phải chịu những cơn đau nhức ở vùng khớp xương, gối, lưng…Về lâu dài, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, cũng như sinh hoạt của người bệnh.

Rất nhiều người đã chữa trị nhiều nơi, dùng tây y thì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt với những người bị đau dạ dày thì lại là một bài toán khó. Do đó, nhiều người bệnh ưu tiên sử dụng các bài thuốc từ y học cổ truyền.

Bài thuốc dây gắm chữa bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp

Bài thuốc chữa phong thấp, đau nhức xương khớp từ gắm được nhiều người áp dụng và đánh giá cao. Chúng ta có thể tham khảo:

Nguyên liệu gồm: rễ gắm, từ giải, cẩu tích, hy thiêm, cốt toái bổ, lá ké, quán chúng, thạch lưu, ngũ gia bì.

Cách làm: Đem tất cả dược liệu sấy khô và tán thành bột mịn, làm thành viên hoàn. Có thể uống viên hoàn với nước hoặc ngâm với rượu uống hằng ngày.

Với bài thuốc dễ làm này, bạn có thể sử dụng tại nhà hoặc mang đi làm, đi chơi đều rất tiện lợi.

2. Bài thuốc chữa lở sơn từ rễ gắm

Lở sơn là một dạng ngộ độc chất có trong cây sơn –thường được làm đồ thủ công mỹ nghệ sơn mài. Khi bị người bệnh có biểu hiện sưng tấy đỏ, mọc mụn liti, ngứa…Có một bài thuốc rất hay từ rễ gắm dùng để chữa lở sơn rất công hiệu.

Chúng ta chỉ cần chuẩn bị ngay rễ gắm, đem sắc với nước. Cho khoảng 300ml sắc khi nào còn 1 nửa thì dừng, đổ ra bát uống ngày 2 lần. Các thành phần có trong rễ gắm sẽ giúp giải độc, khắc phục sớm các triệu chứng do lở sơn gây ra.

3. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ gắm

Đau nhức gân cốt khiến chúng ta đau mỏi, thậm chí việc sinh hoạt đi lại cũng khó chịu. Khi gặp phải tình trạng này, chúng ta có thể thử áp dụng với bài thuốc hay từ gắm.

Nguyên liệu gồm: rễ gắm, ngũ gia bì, rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa, rể bưởi bung, tầm gửi cây dâu, rễ xích đồng nam, rễ bạch đồng nữ, rễ bướm bạc.

Cách làm: Toàn bộ phần dược liệu này rửa sạch, phơi khô và cắt khúc. Đem ngâm với 1 lít rượu trắng khoảng 45 độ trong nửa tháng. Dùng mỗi ngày 1 chén nhỏ trước khi đi ngủ.

Bạn sẽ thấy ngủ ngon hơn, các cơn đau nhức gân cốt sẽ dần giảm đi. Một số trường hợp ở những ngày đầu khi dùng người bệnh còn thấy đau nhức hơn. Đó là tình trạng “công thuốc”, bạn có thể tiếp tục dùng.

4.  Bài thuốc từ gắm chữa phong thấp

Phong thấp (tê thấp) là căn bệnh của tuổi già. Nó khiến người bệnh rơi vào trạng thái đau nhức, sưng đỏ các khớp xương, bắp thịt và nhiều bộ phận khác. Nó khiến không chỉ sinh hoạt mà sức khỏe của người bệnh ngày một suy giảm.

Bài thuốc từ rễ gắm chữa phong thấp được rất nhiều người biết đến. Có 2 bài thuốc, chúng ta có thể tham khảo như sau:

Bài thuốc 1: Rễ gắm và các dược liệu đem sắc uống

Chúng ta cần chuẩn bị các nguyên liệu như rễ gắm, rễ tầm xuân, rễ cà gai leo, dây đau xương, rễ cổ xước, vỏ chân chim. Đem toàn bộ dược liệu rửa sạch cho hết bụi bẩn, cho vào ấm nửa lít nước, sắc còn 1 nửa thì đổ ra chén. Ngày dùng 2 lần sáng tối, dùng liên tục trong nửa tháng.

Bài thuốc 2: Rễ gắm, các loại dược liệu nấu thành cao và đem ngâm rượu

Nguyên liệu gồm, rễ gắm, cỏ xước, rễ chiên chiến, bạch hoa xà, vỏ chân chim, bạch đồng nữ, tiền hồ, rễ rung rung, ô dược, rễ bươi bung. Đem các nguyên liệu này nấu thành cao đặc. Phần cao đem ngâm với 2 lít rượu trắng trong 3 ngày. Lọc lấy dịch để uống, mỗi lần 1 chén nhỏ, ngày 2 chén.

5. Bài thuốc từ gắm chữa bệnh gout

Bệnh gút được hiểu là một dạng rối loạn chuyển hóa. Bệnh nhân gút bị rối loạn nhân purin, dẫn đến việc tích tục axit uric trong máu liên tục. Từ đó gây ra tình trạng ứ đong tinh thể urat  tại các khớp và gây viêm.

Khi bi gút người bệnh phải chịu các cơn đau đớn, sưng đỏ các khớp, thập chí là nổi u cục ở các khớp. Nếu để lâu, người bệnh có thể mất đi khả năng đi lại, bài thuốc hay từ gắm chữa gút được rất nhiều người tin dùng.

Chỉ cần dùng dây gắm khô, sao vàng đen đun với nước uống như uống trà. Uống trà gắm giúp điều hòa lượng axit uric trong máu, giảm viêm, sưng đỏ ở các sụn khớp, giúp phòng và trị bệnh gút hiệu quả.

6. Bài thuốc chữa sốt rét từ gắm

Gắm còn được rất nhiều người sử dụng để chữa sốt rét, đặc biệt là vùng dân tộc Tày. Bài thuốc cũng khá đơn giản, chuẩn bị các vị dược liệu như dây gắm, cây chó đẻ, thảo quả, ô mai, hạt cau, dây hà thủ ô, thường sơn, dây cóc, lá mẵng cầu ta tươi.

Đem dược liệu sắc với khoảng nửa lít nước, còn khoảng 2 phần thì đổ ra bát, chia uống 2 lần. Dùng trước khi cơn sốt rét xuất hiện, nếu không có dấu hiệu giảm, có thể thêm sài hồ vào thang thuốc để uống tiếp.

7. Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt từ gắm

Kinh nguyệt không đều gây ra tình trạng thiếu máu, da xanh tái, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh lý và khả năng sinh sản của phụ nữ. Dân gian có bài thuốc hay từ gắm giúp điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới rất tốt.

Gắm được sử dụng để làm bài thuốcđiều hòa kinh nguyệt được nhiều chị em áp dụng

Nguyên liệu gồm rễ gắm, lá đuôi lươn, nghệ đen, ích mẫu, bạch đồng nữ, nhân trần. các nguyên liệu đem rửa sạch, sắc thành thuốc uống mỗi ngày. Ngày uống 1 thang trong nửa tháng.

Bài thuốc có công dụng điều kinh, bổ huyết, cân bằng sinh lý nữ giới rất tốt.

9. Chữa rẵn cắn từ gắm

Khi bị rắn cắn, nếu như không được xử lý tốt có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Người dân tộc có bài thuốc chữa rắn cắn từ lá gắm tươi, Theo đó, nếu đi rừng, suốt có bi rắn cắn thì lúc này cần lấy 1 nắm lá gắm tươi. Người bị rắn cắn cần ngồi ở tư thế bất động, nhai lá gắm đắp nuốt nước và bã thì đắp vào vùng bị rắn cắn.

Các bài thuốc từ gắm khi thực hiện cần tìm hiểu kỹ để đảm bảo an toàn, tránh gây tác dụng phụ

Đối tượng sử dụng và không nên sử dụng

Mặc dù là thảo dược quanh ta, dễ dùng, lành tính, nhưng khi dùng chúng ta cũng nên biết đối tượng nên và không nên sử dụng gắm.

1. Đối tượng nên dùng

Theo đó, những người có thể dùng dây gắm để chữa bệnh như:

  • Người bị bệnh gút cấp, mãn tính;
  • Người già đang bị đau nhức xương khớp, phong thấp, tay chân tê mỏi;
  • Người bị chứng thấp khớp, sốt rét, rắn cắn;
  • Phụ nữ sau khi sinh, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.

Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng này có thể tham khảo các bài thuốc hay chữa bệnh từ cây dây gắm để hỗ trợ.

2. Đối tượng không nên dùng   

Cây dây gắm không dùng cho những đối tượng sau:

  • Phụ nữ đang mang thai;
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;

Những lưu ý khi dùng

Để đảm bảo hiệu quả, khi dùng cây dây gắm, chúng ta cần chú ý:

Lưu ý sử dụng bài thuốc dây gắm đúng liều lượng để tăng hiệu quả

  • Dùng đúng liều lượng;
  • Mua ở địa chỉ uy tín để đảm bảo dược tính của dây gắm;
  • Khi dùng chung với các dược liệu khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ;

Giá thành và địa chỉ mua hàng uy tín

Dây gắm là dược liệu quý của núi rừng, đặc biệt có nhiều công dụng với các bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, gút,… Rất nhiều người đã áp dụng các bài thuốc này, đạt được hiệu quả cao, an toàn.

Hiện nay, giá bán dây gắm dao động từ 100.000-150.000VNĐ/kg khô. Còn 1 dạng nữa là cao gắm, tức là đã qua chế biến, có giá đắt hơn 1 chút, dao động từ 200.000 -300.000VNĐ/100gr.

Mặc dù loại dược liệu này trên thị trường không quá hiếm, giá thành cũng không đắt. Tuy nhiên, chúng ta cần tìm mua ở những nơi uy tín để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng. Giữa nhiều địa chỉ bán dược liệu, bạn có thể tìm đến wbsite caythuocdangian.vn để mua sản phẩm uy tín.

Dây gắm của chúng tôi cam kết lấy từ vùng nguyên liệu chất lượng nhất là ở vùng núi Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang,…Nơi có khí hậu và độ cao thích hợp, khiến cho dắm ở vùng này có dược tính cao, lại được thu hái đúng độ tuổi (từ 4 năm trở lên), mùa vụ (thu hái vào mua thu –đông hằng năm). Được bảo quản, sơ chế đúng quy trình, tránh tình trạng nấm mốc ảnh hưởng đến chất lượng.

Không chỉ gắm, mà tại website bạn cũng có thể chọn thêm nhiều loại dược liệu khác. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm dược liệu tự nhiên, an toàn, lành tính, đảm bảo chất lượng, được sự tin tưởng của nhiều khách hàng.

Hy vọng với những thông tin về công dụng, liều dùng, nơi mua uy tín,…từ đó có thể giúp quý khách có thể chọn và sử dụng sản phẩm tốt. Phục vụ phòng và trị bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe.

 

Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hotline: 0869145860

Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình

Nhập số điện thoại và gửi
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay
1 Đánh giá bài viết này
0
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0

Đánh giá của bạn
Nhập thông tin đặt hàng
Chọn khối lượng
Thông tin đặt hàng
Hoặc gọi: 0869145860

Chúng tôi sẽ gọi lại ngay!

Thông tin của bạn hoàn toàn được bảo mật