Củ gai: Công dụng, cách dùng, mua ở đâu uy tín?

Thông tin chung về sản phẩm

Củ gai là loại thảo dược được lấy từ cây củ gai. Vì thành phần dược liệu chủ yếu dùng là củ nên người ta dùng tên gọi này. Để biết về cách dùng cũng như những thông tin dược lý, chúng ta cần tìm hiểu các thông tin chung về loại dược liệu này.

1. Tên gọi

Củ gai được xem là một loại dược liệu tốt mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe

Củ gai còn gọi là trữ ma căn và có tên khoa học là Boehmeria nivea (L) Gaud (Ủtica nivea L).

Cây củ gai chính là loại cây lấy lá để làm loại bánh gai mà chúng ta vẫn thường ăn. Đây là loại cây sống lâu năm, mọc thành bụi, lá lớn, mọc so le, hình tim, có lớp lông. Hoa đơn tính, có bế đài tồn tại. Phẫn rễ (củ gai) có thể thu hái vào bất cứ lúc nào, nhưng tốt nhất là vào mùa đông. Vì lúc nào thành phần dược liệu của củ gai cao hơn. Khi thu hái về rửa sạch đất, phơi khô hoặc dùng tươi đều được.

2. Phân bổ

Về phân bổ, cây củ gai mọc ở nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, phổ biến nhất ở vùng Nam Định, Thái Bình vì người ta trồng cây để lấy lá làm bánh gai. Ngoài ra, ở các trung tâm dược liệu, vùng chuyên trồng dược liệu cũng có trồng.

Xưa thì cây gai trồng để lấy sợi dệt, nhưng ngày nay chủ yếu là trồng để làm dược liệu, làm nguyên liệu làm bánh.

3. Thành phần hóa học

Trong cây củ gai có nhiều thành phần hóa học. Trong đó đặc biệt là ở phần củ, rễ có chứa các hoạt chất như axit chlorogenic, axit protocatechic, axit quinic, cafeic, acid rhoifolin 0,7%, apigenin. ..Các thành phần hóa học này đều rất tốt dành cho nữ giới trong thai kỳ.

4. Phân loại

Thông thường, củ gai được chia làm 2 loại là củ gai tươi và củ gai khô. Củ gai tươi dùng thì tốt hơn, nhưng nếu không có chúng ta vẫn có thể dùng củ gai khô để thay thế.

Củ gai tươi: hình trụ, hơi cong, mặt ngoài màu nâu có nhiều vết nhăn. Mùi nhẹ, vị nhạt, nhai hơi dính răng.

Củ gai khô: là củ gai khô sau khi thu hái sẽ đem cắt khúc để phơi khô. Củ gai khô có màu nhạt hơn do trước khi phơi người ra sẽ cạo bỏ lớp vỏ màu nâu bên ngoài.

Công dụng của củ gai

Củ gai là loại dược liệu quý, nó có rất nhiều công dụng khác nhau. Bao gồm cả công dụng trong y học cổ truyền và công dụng với y học hiện đại.

1. Đối với y học cổ truyền

Theo Đông y, củ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm, an thai, chỉ huyết,…Chính vì thế, nó được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu, bàng quang, viêm thận gây phù thũng tay chân, đái ra máu, trĩ, rong kinh, động thai, dọa sảy…

Một số công dụng của củ gai đối với sức khỏe

2. Đối với y học hiện đại

Trong y học hiện đại, củ gai tươi có chứa axit chlorogennic –đây là hoạt chất giúp gia tăng hoạt động của adrenalin giúp lợi tiểu, kích thích bài tiết mật. Ngoài ra, nó còn có khả năng ức chế 2 loại enzym tiêu hóa pepsin và tryspin giúp ruột non hấp thu protein tốt hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp diệt nấm, chống nhiễm khuẩn rất tốt.

Thêm vào đó là khả năng chống oxy hóa của loại axit chlorogenic này rất cao, gấp 10 lần vitamin E. Vì thế có thể ức chế tình trạng tim mạch và huyết áp như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…

Cách dùng và liều dùng

Củ gai là loại dược liệu phổ biến, nó thường được dùng bằng cách sắc lấy nước để uống. Hoặc thêm vào các món ăn như hầm, có trong các thang thuốc an thai. Liều dùng theo khuyến cáo là 12 -20gr củ gai/ ngày. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng, mục đích dùng củ gai mà có thể chỉnh liều lượng khác nhau.

Các bài thuốc từ củ gai

Từ các công dụng tuyệt vời từ củ gai, có rất nhiều bài thuốc hay mà chúng ta có thể áp dụng. Cùng tìm hiểu thêm về các bài thuốc chữa bệnh từ củ gai sau đây:

1.Củ gai tươi – Giúp an thai và chăm sóc sức khỏe thai kỳ

Củ gai có công dụng đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Từ xa xưa, củ gai tươi/khô đều có mặt trong các bài thuốc an thai của các thần thuốc. Do đó, bài thuốc đầu tiên chúng tôi muốn nhắc đến từ củ gai đó là bài thuốc an thai.

Trong thai kỳ chị em có thể gặp phải các vấn đề như động thai, dọa sảy thai, tụ dịch màng nuôi, ra máu,… Nếu không được xử lý tốt có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, khiến chị em bị sảy thai. Do đó, trong dân gian có sử dụng bài thuốc hay từ củ gai. Bản chất của loại thảo dược này là có tính hàn, không độc. Dùng củ gai đúng cách có thể giúp mẹ bầu dưỡng thai rất tốt. Một số bài thuốc hay an thai từ củ gai như:

Bài thuốc củ gai giúp an thai cho các mẹ bầu rất tốt

Củ gai sắc nước

Chúng ta cần chuẩn bị củ gai tươi rửa sạch, đem cắt khúc. Cho vào nồi với khoảng 600ml nước, đun đến khi cô đặc lại còn 200ml thì dừng. Chia đều 3 lần uống trong ngày.

Cháo củ gai an thai

Chuẩn bị nguyên liệu gồm củ gai tươi, táo đỏ, gạo nếp. Đem rửa sạch nguyên liệu. Củ gai cắt khúc đun lấy nước và bỏ phần bã đi. Nước này cho thếm gạo nếp và táo đỏ rồi đun đến khi nhừ thì tắt bếp. Nêm gia vị vừa ăn, chia thành nhiều lần ăn theo khẩu vị

Cháo củ gai địa sinh

Đem củ gai tươi rửa sạch cao qua vỏ, cắt khúc và đun lấy nước, bỏ bã. Nước của gai thêm địa sinh và gạo nếp nấu thành cháo. Nấu nhừ, thêm gia vị và tắt bếp. Múc cháo gia chia ăn nhiều lần, nên ăn khi còn nóng.

Bên cạnh đó, để an thai, chữa các vấn đề trong thai kỳ như dọa sảy, tụ dịch màng nuôi….chúng ta cũng có thể áp dụng các bài thuốc khác như củ gai hầm móng giò, hầm gà ác, hầm bồ câu…Món cháo này vừa có công dụng đại bổ, cung cấp dinh dưỡng, hệ miễn dịch cho cơ thể, mà còn giúp an thai rất tốt.

2. Bài thuốc chữa bệnh sa tử cung

Sa tử cung là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Đặc biệt là các mẹ sinh thường, khó sinh, phải trải qua quá trình sinh dài rất dễ bị sa tử cung. Khi bị sa tử cung, chị em có thể áp dụng bài thuốc hay từ củ gai như sau:

  • Nguyên liệu dùng là củ gai khô;
  • Cách dùng: đem củ gai khô sắc với nước, uống nhiều lần trong ngày. Uống 3-4 ngày mỗi ngày 1 thang, không để qua đêm.

Với bài thuốc này, củ gai có công dụng giúp co lại tử cung sau sinh nếu chị em sản phụ kiên trì sử dụng sau sinh.

3. Bài thuốc từ củ gai chữa đau bụng trong thai kỳ

Chị em có thể chuẩn bị nguyên liệu gồm củ gai và thân cây tía tô. Củ gai khô đem rửa qua nước, thân tía tô cắt khúc. Cho vào ấm đun sôi trên lửa nhỏ, đun 400ml còn 100ml thì dừng. Phần nước này uống trong ngày khi còn ấm.

Nếu đau bụng kèm theo xuất huyết, chúng ta có thể thêm cây huyết dụ và thực hiện tương tự.

4. Củ gai chữa dọa sảy

Chuẩn bị các loại nguyên liệu gồm củ gai, ngải cứu, tía tô. Đem rửa sạch và cho nguyên liệu vào trong nồi, cho thêm nước và đun sôi trong lửa nhỏ. Nước thuốc dùng khi còn ấm, ngày 1 thang uống hết trong ngày, không để qua đêm.

Áp dụng bài thuốc này thường xuyên trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ giúp thai phụ an thai rất tốt, chống dạo sẩy.

5. Củ gai và bài thuốc ngăn rụng tóc

Không chỉ được biết đến có tác dụng an thai, mà củ gai cũng giúp giảm thiểu rụng tóc, đặc biệt là ở phụ nữ sau khi sinh.

Chị em phụ nữ lấy củ gai tươi hoặc khô đem sắc lấy nước uống thay trà, nên uống loãng. Uống trong một thời gian sẽ giúp giảm tình trạng rụng tóc, tóc mượt hơn.

6. Bài thuốc trị mụn nhọt mưng mủ từ củ gai

Bản chất của củ gai là có công dụng giải độc, tiêu viêm, do đó, có thể sử dụng trong chữa trị mụn nhọt mưng mủ. Đem củ gai và rễ vông rửa sạch và giã nát trộn lẫn với nhau.

Dùng hỗn hợp dược liệu sau khi giã nát này đắp lên vùng nhọt đang bị mưng mủ trong 1-2 ngày. Nếu mụn đã vỡ thì không nên đắp trực tiếp lên vì có thể gây nhiễm trùng.

7. Bài thuốc chữa tê mỏi tay chân từ củ gai

Củ gai khô đem sắc với nước, đun 1 lít nước còn 1 nửa thì lấy ra dùng nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang chừng 15g củ gai và kiên trì sử dụng bài thuốc này sẽ giúp chứng tê mỏi tay chân thuyên giảm hẳn.

8. Bài thuốc chữa phong thấp từ củ gai

Củ gai tươi đem ngâm với rượu trắng vào bình trong 7 ngày. Rượu của gai tươi này uống 2 lần/ ngày mỗi lần khoảng 10ml. Bài thuốc này có công dụng chữa phong thấp, tê bì tay chân rất tốt.

9. Bài thuốc chữa chứng tiểu ra mủ, tiểu rắt từ củ gai

Bài thuốc củ gai chữa tiểu rắt, tiểu ra mủ hiệu quả

Củ gai quy vào kinh thận và bàng quang, do đó, nó được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa đi tiểu khó, đau buốt, ra mủ.

Theo đó chúng ta có thể dùng củ gai kết hợp với các dược liệu như thổ phục linh, đinh lăng, dừa nước, thương nhĩ tử để chữa tiểu ra mủ. Tất cả nguyên liệu sắc với khoảng 1 lít nước với lửa nhỏ, cô lại còn khoảng 200ml thì dừng. Chia thành nhiều lần uống trong ngày, ngày uống 1 thang.

Ngoài ra, nếu bị tiểu rắt thì có thể dùng củ gai, hành tươi, mã đề sắc lấy nước uống. Áp dụng bài thuốc từ củ gai chữa tiểu rắt, tiểu ra mủ trong vòng khoảng một vài tháng sẽ thấy chứng bệnh thuyên giảm hẳn.

10. Bài thuốc chữa đái ra máu từ củ gai

Đái ra máu do thể ứ nhiệt có thể dùng bài thuốc từ củ gai kết hợp cối xay, cát căn, nhân trần. Đun với khoảng nửa lít nước trên lửa nhỏ, dùng ngày 1 thang, liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ giúp làm giảm triệu chứng đái ra máu rất tốt.

Các bài thuốc chữa bệnh từ củ gai khá đa dạng, chúng ta có thể tìm hiểu kỹ trước khi có quyết định áp dụng.

Đối tượng sử dụng và không nên sử dụng

Mặc dù củ gai rất tốt, đặc biệt là phụ nữ mang thai, tuy nhiên không phải ai cũng được dùng và nên dùng. Một số đối tượng dùng và không nên dùng củ gai như sau:

1. Đối tượng nên dùng củ gai

Bạn có thể dùng củ gai với các trường hợp như mang thai bị đau bụng, ra máu, ra dịch nâu, hồng, dọa sảy, tụ dịch màng nuôi, bóc tách túi thai. Hoặc các trường hợp bị mụn nhọt, mưng mủ, trĩ, táo bón. Hoặc các trường hợp muốn an thai có thể trạng nóng trong đều có thể dùng.

2. Đối tượng không nên dùng củ gai

Bạn không nên dùng củ gai với các trường hợp sau: có các vấn đề về thai kỳ nhưng bản thân mang thể hư hàn. Do củ gai có tính hàn nên nếu người thể hư hàn dùng sẽ gây độc và không tốt cho sức khỏe.

Tốt hơn hết, trước khi dùng của gai làm thuốc chữa bệnh thì nên Ttham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Những lưu ý khi dùng

Để dùng củ gai tốt, đạt được hiệu quả thì khi dùng chúng ta cần chú ý những điểm sau:

Lưu ý nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng củ gai làm thuốc chữa bệnh

  • Mua đúng củ gai có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng;
  • Dùng đúng liều, không lạm dụng;
  • Nếu bị nghén có thể thêm vào khúc mía, đường phèn, cam thảo,.. để dùng cho dễ uống, vì củ gai có vị nhờ nhợ, nhớt;
  • Người có thể hư hàn không nên dùng củ gai;

Củ gai rất tốt, nhưng khi dùng cần nắm được các thông tin để nó phát huy đúng công dụng.

Giá thành và địa chỉ mua hàng uy tín

Củ gai với nhiều công dụng đặc biệt, tuy nhiên phải tìm mua đúng củ gai và có cách bảo quản đóng gói đúng thì mới đảm bảo hiệu quả. Do đó, khi tìm mua củ gai chúng ta cần tìm đến các địa chỉ bán dược liệu uy tín. Vậy, khi có nhu cầu mua củ gai, thì nên mua ở đâu?

Thực tế, củ gai là một vị thuốc nam, được dùng nhiều trong các bài thuốc của y học cổ truyền. Do đó, chúng ta có thể tìm mua ở các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y,…Tuy nhiên, chúng ta cần phải chọn các địa chỉ uy tín để mua được dược liệu đảm bảo chất lượng.

Gợi ý cho khách hàng địa chỉ mua củ gai uy tín đó là mua tại website: caythuocdangian.vn. Đây là trang web bán dược liệu có chữ tín rất cao, là nơi cung cấp dược liệu cho nhiều phòng khám, cửa hàng dược liệu trên toàn quốc. Chúng tôi bán và giao hàng khắp nơi trên toàn quốc.

Hiện nay, giá bán dược liệu củ gai có gia dao động từ  180.000 -250.000VNĐ/ kg. Chúng tôi cam kết cung cấp dược liệu chuẩn, đảm bảo chất lượng, do đó khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi mua loại dược liệu này.

Như vậy, với các thông tin về công dụng, bài thuốc từ củ gai chúng ta đã có cho mình các kiến thức. Từ đó có thể chủ động hơn khi sử dụng củ gai để chữa bệnh, an toàn, hiệu quả.

Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hotline: 0869145860

Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình

Nhập số điện thoại và gửi
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay
1 Đánh giá bài viết này
0
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0

Đánh giá của bạn
Nhập thông tin đặt hàng
Chọn khối lượng
Thông tin đặt hàng
Hoặc gọi: 0869145860

Chúng tôi sẽ gọi lại ngay!

Thông tin của bạn hoàn toàn được bảo mật