Lá gai. Lá gai có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?

Lá gai được nhiều người biết đến là một nguyên liệu dùng làm bánh ít, bánh gai. Không chỉ vậy, nó còn là một vị thuốc Đông Y hỗ trợ điều trị bệnh bí tiểu, tiểu ra máu, đau nhức xương khớp, cầm máu,... Cùng Cây Thuốc Dân Gian tìm hiểu qua bài viết sau!

Tìm hiểu khái quát về lá gai

Lá gai có tên khoa học là Boehmeria nivea, thuộc họ nhà Gai. Loài cây này còn có rất nhiều tên gọi khác nhau như tầm ma, trữ ma, gai tuyết,...

Cây lá gai là một loài cây nhỏ, có chiều cao từ 1 – 2m, chúng sống được khoảng từ 7 – 8 năm. Cành cây nhỏ, được phủ bởi một lớp lông dài. Lá gai mọc so le nhau, có kích thước khá lớn, phiến lá có dạng hình tim, mép lá có hình răng cưa. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt dưới thì có màu nhạt hơn. Hoa của cây lá gai mọc ở kẽ lá.

Hình ảnh lá gai

Lá gai có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này được du nhập ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản,... Tại nước ta, loài cây này mọc hoang ở rất nhiều khu vực.

Bộ phận sử dụng làm thuốc

Lá cây và rễ cây là hai bộ phận được sử dụng chủ yếu để làm thuốc. Trong đó, lá gai người ta còn sử dụng để làm bánh như bánh ít, bánh gai rất ngon.

Thành phần hóa học có trong cây lá gai

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra trong 100g cây lá gai có chứa các hoạt chất sau: 0.5g chất béo, 0.2mg thiamine, 85.3g protein, 779 mg đồng, 0.8mg vitamin, 76 mcg selenium, 5.4g carbohydrates, 0.3mg kẽm, 498.6mcg biotin, 1.64g mangan, 3.1g chất xơ,... và rất nhiều các hoạt chất khác.

Thu hoạch và sơ chế

Cả rễ cây và lá cây đều có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên, nếu thu hái rễ cây vào vào mùa thu đông vì đây là thời điểm mà rễ phát triển tốt nhất. Sau khi thu hoạch, rễ sẽ được làm sạch, loại bỏ các rễ con, tạp chất trước khi phơi khô hoặc sấy khô. Lá gai sau khi thu hoạch cũng được đem phơi khô.

Quy kinh và tính vị

Lá gai có vị ngọt, có tính hàn và không chứa độc. Quy vào kinh bàng quang, kinh Can, kinh Tâm.

Lá gai có tác dụng gì?

Y học cổ truyền và nghiên cứu dược lý hiện đại đã chỉ ra lá gai có tác dụng sau:

Theo Y học Cổ Truyền

  • Rễ cây có tác dụng xung huyết, chỉ huyết, an thai, giải độc. Lá gai có tác dụng chỉ huyết, tán ứ, lương huyết
  • Rễ cây lá gai được sử dụng để trị xuất huyết do bị huyết hư, nhiệt độc ung thũng, thai độc bất an
  • Lá gai được sử dụng để điều trị hậu môn bị sưng đau, khạc ra máu, nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, xuất huyết do bị chấn thương

Nghiên cứu y học hiện đại

  • Có tác dụng diệt nấm và ức chế vi trùng nhờ hoạt chất Axit chlorogenic. Vì vậy mà khi dùng lá gai làm bánh có thể bảo quản bánh được lâu hơn
  • Có tác dụng thông tiểu và kích thích bài tiết mật
  • Điều hòa huyết áp, ngăn chặn xơ vữa động mạch, hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim nhờ hoạt chất Chlorogenic acid có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả

Cây lá gai chữa bệnh gì?

Cây lá gai dùng để làm bánh được rất nhiều người biết đến nhưng lá gai trị bệnh gì thì không phải ai cũng biết. Các tác dụng chữa bệnh của cây lá gai gồm có:

  • Chữa chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay
  • Cải thiện chứng phong thấp, đau nhức xương khớp ở người lớn tuổi
  • Chữa chứng mụn nhọt sưng tấy
  • Hỗ trợ điều trị bệnh sa tử cung, bệnh viêm tử cung
  • Hỗ trợ điều trị chứng đau bụng do bị động thai
  • Điều trị chứng nước tiểu có màu đục
  • Hỗ trợ điều trị chứng mụn nhọt có mủ gây đau nhức
  • Lá gai có tác dụng cải thiện chứng rụng tóc, tóc bạc sớm,...

Tác dụng chữa bệnh của lá gai

Tác dụng chữa bệnh của lá gai

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây lá gai

Bài thuốc số 1: Bài thuốc có tác dụng giúp an thai

  • Chuẩn bị 300g rễ cây lá gai khô
  • Đem dược liệu sắc với 600ml nước, đun cho đến khi trong nồi cô lại còn khoảng 200ml
  • Chia làm 3 lần sử dụng trong ngày và chỉ dùng bài thuốc trong khoảng 2 – 3 ngày

Bài thuốc số 2: Hỗ trợ an thai, dưỡng huyết

  • Chuẩn bị 30g rễ cây lá gai, 30g sinh địa, 150g gạo nếp
  • Rễ cây gai và sinh địa thì đem sắc lấy nước, bỏ bã rồi đổ gạo nếp vào nấu cháo. Đợi cháp chín thì nêm thêm gia vị, ăn nhiều lần trong ngày

Bài thuốc số 3: Bài thuốc giúp an thai, dưỡng huyết

  • Chuẩn bị 50g rễ cây gai tươi, 10g quả hồng táo, 100g gạo nếp
  • Đem hai dược liệu đi sắc lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo nếp vào nấu cháo. Khi cháo chín thì nêm thêm gia vị và chia làm nhiều lần ăn trong ngày

Bài thuốc số 4: Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng đau bụng, động thai ở sản phụ

  • Chuẩn bị 4g rễ cây lá gai, 4g cành tía tô
  • Đem các vị đi băm nhỏ rồi sắc với khoảng 400ml nước lọc. Đợi cho đến khi nước trong nồi cô lại còn khoảng 100ml thì tắt bếp, dùng thuốc hết trong ngày

Bài thuốc số 5: Cầm máu do các vết thương hở

  • Chuẩn bị lá gai tươi
  • Rửa sạch dược liệu, để ráo nước rồi giã nát. Vệ sinh sạch sẽ chỗ vết thương rồi đắp dược liệu vào, dùng gạc buộc cố định

Lá gai tươi giúp cầm máu

Lá gai tươi giúp cầm máu

Bài thuốc số 6: Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, phong thấp

  • Chuẩn bị 50g rễ cây lá gai và 1 lít rượu trắng
  • Ngâm rượu trong khoảng 7 ngày là có thể sử dụng được. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 10ml

Bài thuốc số 7: Hỗ trợ điều trị chứng đại tiện ra máu

  • Chuẩn bị từ 15 – 20g lá gai
  • Sắc thuốc uống hàng ngày, nên chia nhỏ làm nhiều lần sử dụng

Bài thuốc số 8: Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng nước tiểu có màu đục

  • Chuẩn bị 30g rễ cây lá gai, 20g thổ phục linh, 16g cây trinh nữ, 20g rau dừa nước, 16g đinh lăng, 16g thương nhĩ tử
  • Đem các vị dược liệu đi sắc với khoảng 1 lít nước, đun cho đến khi trong nồi cô lại còn khoảng 250ml thì tắt bếp. Chia làm 2 lần sử dụng hết trong ngày.

Bài thuốc số 9: Hỗ trợ điều trị bệnh đái rắt do nhiệt

  • Chuẩn bị 30g rễ cây lá gai, 30g mã đề và 3 nhánh hành tươi
  • Đem các dược liệu đi sắc nước uống, mỗi ngày dùng hết 1 thang. Dùng trong khoảng từ 3 – 5 ngày sẽ thấy được hiệu quả.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng lá gai

  • Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
  • Người bệnh không bị bệnh do thực nhiệt thì không nên sử dụng vị thuốc lá gai

Nên mua lá gai ở đâu?

Lá gai bán ở đâu? Trên thị trường có rất nhiều cơ sở cung cấp lá gai. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên thận trọng trong quá trình lựa chọn địa chỉ mua hàng. Bạn nên tìm đến những địa chỉ uy tín, chất lượng, được nhiều người tin dùng để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.

Vậy lá gai mua ở đâu?

Cây Thuốc Dân Gian là một địa chỉ uy tín chuyên cung cấp vị thuốc lá gai khô và nhiều loại dược liệu tự nhiên. Các sản phẩm bên cửa hàng đều là những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, quy trình chế biến được kiểm soát nghiêm ngặt theo đúng tiêu chuẩ của bộ Y tế. Cửa hàng chúng tôi đã có hơn 8 năm kinh nghiệm trong nghề, nhận được sự tin tưởng của rất nhiều khách hàng gần xa. Vì vậy mà bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm của chúng tôi.

Nên mua là gai ở đâu?

Nên mua là gai ở đâu?

Lá gai bao nhiêu tiền 1kg?

Cây Thuốc Dân Gian là một địa chỉ bán lá gai khô uy tín, có chất lượng, có chính sách giao hàng toàn quốc và nhiều chương trình ưu đãi đối với những đơn hàng có giá trị lớn. Giá bán lá gai tại cửa hàng là 150.000 VNĐ/ kg.

Liên hệ đặt hàng qua số điện thoại: 0869145860

Hoặc đến địa chỉ: Thôn Đa Sỹ, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích về cây lá gai và địa chỉ mua uy tín tới bạn đọc. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua lá gai chất lượng, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi!

Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hotline: 0869145860

Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình

Nhập số điện thoại và gửi
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay
Sản Phẩm Tương Tự
1 Đánh giá bài viết này
4
5
0
4
1
3
0
2
0
1
0

Đánh giá của bạn
Nhập thông tin đặt hàng
Chọn khối lượng
Thông tin đặt hàng
Hoặc gọi: 0869145860

Chúng tôi sẽ gọi lại ngay!

Thông tin của bạn hoàn toàn được bảo mật