Bạch chỉ. Bạch chỉ có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?

Bạch chỉ là một loài cây thân thảo sống lâu năm, có tính ấm, vị cay và hơi ngọt. Trong Đông Y, người ta thường sử dụng rễ cây bạch chỉ để chữa các bệnh như đau răng, u nhọt, chứng đau đầu,…

Bạch chỉ là cây gì?

Bạch chỉ hay còn được gọi với nhiều tên gọi như bạch cự, an bạch chỉ, bạch chiểu, linh chỉ, xuyên bạch chỉ,… Chúng có tên gọi khoa học là Angelica dahurica, thuộc họ Hoa Tán.

Bạch chỉ là một loài cây thân thảo, có chiều cao trung bình khoảng 2m. Là một loài cây ưa mọc ở bìa rừng trên độ cao khoảng 500 – 1000m so với mực nước biển, chúng cũng sinh sống ở ven suối, thung lũng. Thân cây mập nhưng rỗng, vỏ nhẵn, thường có màu xanh lục ánh tím hoặc màu tím hồng. Thân trên của bạch chỉ được bao phủ bởi lớp lông tơ ngắn. Lá bạch chỉ to, xẻ hình lông chim. Cuống lá dài và mọc thành bẹ, ôm chặt vào thân cây.

Hình ảnh cây bạch chỉ

Hình ảnh cây bạch chỉ

Vào khoảng tháng 7, tháng 8, bạch chỉ ra hoa. Hoa có màu trắng, mọc thành cụm, thường mọc ở đầu cành hoặc mọc ở những kẽ lá, có dạng hình tán kép. Các tán hoa nối với thân thông qua một cuống chung, có chiều dài từ 4 – 20cm.   Quả bạch chỉ có hình bầu dục, thi thoảng có quả dạng hình tròn, thường có vào khoảng tháng 8, tháng 9 hàng năm.

Bộ phần được sử dụng làm thuốc

Rễ cây là bộ phận được khai thác để chế biến làm thuốc, người ta gọi đó là bạch chỉ dược liệu. Rễ bạch chỉ có màu vàng hoặc màu nâu nhạt và có dáng hình trụ. Rễ có vị cay, thơm và hơi hắc. Vỏ ngoài của rễ củ xuất hiện nhiều các nốt nhỏ, mọc ngang và các nốt mọc thành hàng dọc.

Bẻ đôi phần rễ thấy cứng, không có xơ. Ruột rễ mềm, có chất bột, xốp và có màu trắng ngà.

Khu vực phân bố

Cây bạch chỉ mọc ở nhiều khu vực trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản,... Tại Việt Nam, loài cây này sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở khu vực miền Bắc của nước ta như Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,...

Thu hoạch và bào chế

Vào mùa thu, tiết trời khô ráo là thời điểm thích hợp để thu hoạch bạch chỉ. Người ta sẽ đào rễ cây lên, loại bỏ rễ con, cổ rễ rồi đem rửa sạch. Sau khi thu hoạch, chúng sẽ được đem đi bào chế, được vị thuốc bạch chỉ.

Có 3 cách bào chế bạch chỉ:

  • Cách 1: Cho rễ bạch chỉ vào vại vôi 7 ngày, đậy kín nắp. Sau 7 ngày, bỏ thuốc ra để phơi khô hoặc sấy khô đều được. Cuồi cùng chỉ cần cạo sạch lớp vỏ ở ngoài là được.
  • Cách 2: Rễ bạch chỉ rửa sạch cho vào lò xông lưu huỳnh khoảng 2 lần. Sau khoảng 1 ngày, 1 đêm, khi rễ mềm và có độ ẩm dưới 13% là được. Sau đó, đem rễ phơi khô
  • Cách 3: Dùng dao cạo sạch lớp vỏ ngoài rồi đem thái nhỏ. Sau đó, mang bạch chỉ đi đồ chung với hoàng tinh theo tỉ lệ 1:1. Cuối cùng, đem bạch chỉ ra phơi khô là được.

Bạch chỉ sau bào chế

Bạch chỉ sau bào chế

Thành phần hóa học của rễ bạch chỉ

Nghiên cứu chỉ ra trong rễ bạch chỉ có chứa thành phần chủ yếu là tinh dầu. Ngoài ra, còn có chứa các dẫn chất của Curamin như Imperatorin, Scopetin, Hydrocarotin, Xanthotoxin, Angelic acid, Byak Angelicol,...

Tính vị và quy kinh

Theo Đông Y, bạch chỉ có vị cay, hơi ngọt và có tính ấm. Quy vào các kinh như Bàng quang, can, đại trường, phế, vị.

Tác dụng dược lý của bạch chỉ

Bạch chỉ có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền cho biết bạch chỉ có tác dụng giúp kháng khuẩn, làm giảm đau, tiêu mủ, giải độc, hoạt huyết, thống huyết.

Theo y học hiện đại

  • Có tác dụng giúp kháng khuẩn đối với Shigella, Salmonella, một số liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng
  • Giúp giảm đau đầu, đau răng, đau dây thần kinh mặt,...
  • Có tác dụng giảm đau, kết quả được thực hiện trên chuột nhắt trắng
  • Hoạt chất Angelicotoxin trong bạch chỉ gây hưng phấn ở trung khu hô hấp, dây thần kinh phế vị, trung khu vận động của huyết quản làm kéo dài hơi thở, chảy nước mắt, tăng huyết áp,...khi dùng liều lượng nhỏ. Dùng với liều lượng cao có thể gây co giật và nguy hiểm hơn là liệt toàn thân
  • Có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn và khuẩn gram dương
  • Có tác dụng chống viêm, kết quả được thực nghiệm ở chuột nhắt trắng
  • Hạn chế tình trạng bị loét giác mạc do bị bỏng ánh sáng nhờ hàm lượng của  Pommade

Bạch chỉ trị bệnh gì?

Từ các nghiên cứu y học hiện đại và y học cổ truyền, bạch chỉ dùng để điều trị các bệnh như:

  • Viêm xoang, viêm mũi, bị chảy nước mũi trong
  • Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, táo bón
  • Cảm cúm, ra mồ hôi trộn
  • Đại tiện và tiểu tiện ra máu
  • Bạch đới
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Có tác dụng giải độc do côn trùng cắn như rắn cắn,...
  • Chữa ung nhọt, lên đinh
  • Chữa sốt ở trẻ nhỏ
  • Bạch chỉ trị bệnh đau đầu, đau mắt, đau chân răng,...

Tác dụng chữa bệnh của bạch chỉ

Tác dụng chữa bệnh của bạch chỉ

Liều lượng và cách dùng

Thuốc bạch chỉ được sử dụng với liều lượng từ 3 – 6g/ ngày, có thể dùng liều cao hơn theo khuyến cáo của bác sĩ. Người ta thường sử dụng bạch chỉ theo các cách sau:

  • Sắc thuốc
  • Nấu nước tắm
  • Ngâm rượu
  • Tán bột để làm hoàn
  • Làm thuốc xông

Ứng dụng của bạch chỉ trong các bài thuốc chữa bệnh

Bài thuốc số 1: Hạ sốt ở trẻ nhỏ

  • Dùng 1 nắm cây bạch chỉ nấu nước tắm cho trẻ
  • Bài thuốc này giúp kích thích ra mồ hôi, làm hạ sốt nhanh hơn

Bài thuốc số 2: Cải thiện chứng táo bón, khó đi

  • Dùng bạch chỉ tán bột mịn kết hợp với mật ong
  • Mỗi ngày dùng khoảng 8g bạch chỉ và 2 thìa mật ong trộn đều với nước cơm, uống cho đến khi khỏi bệnh

Bài thuốc số 3: Điều trị đau răng

  • Dùng 4g bột bạch chỉ, mật ong rừng nguyên chất, 2g bột xích đan
  • Trộn đều các vị với mật ong rồi vo tròn thành từng viên, bảo quản kỹ trong lọ thủy tinh
  • Mỗi ngày, dùng 1 viên nhét vào phần kẽ răng bị đau, ngày dùng 1 lần

Bài thuốc chữa bệnh từ bạch chỉ

Bài thuốc chữa bệnh từ bạch chỉ

Bài thuốc số 4: Cải thiện chứng hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu

  • Dùng 30g bột bạch chỉ, 30g bột xuyên khung, mật ong nguyên chất
  • Trộn 2 vị dược liệu trên với mật ong để làm hoàn
  • Mỗi lần ngậm 1 lần, ngậm từ 2 – 3 lần/ ngày, không uống trực tiếp hoặc nhai

Bài thuốc số 5: Chữa mụn nhọt sưng đau

  • Có thể sử dụng bạch chỉ trị mụn theo công thức sau:
  • Dùng bạch chỉ và phá môn với hàm lượng như nhau, tán bột mịn
  • Sau đó, dùng khoảng 8g dược liệu trộn đều với nước cơm, uống 1 lần/ ngày

Bài thuốc số 6: Cải thiện chức đau mắt, nhức đầu

  • Dùng 16g bạch chỉ và 4g xuyên ô tươi
  • Đem hai vị dược liệu đi nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày dùng một ít hãm với nước ấm như pha trà rồi dùng hết trong 1 ngày

Bài thuốc số 7: Chữa mụn đinh nhọt mới mọc

  • Dùng 4g bạch chỉ, 1 chén rượu trắng và 40g gừng tươi
  • Cho bạch chỉ và gừng vào giã nát rồi trộn đều với rượu. Đun nóng hỗn hợp trước khi uống cho mồ hôi toát hết ra ngoài

Bài thuốc số 8: Cải thiện chứng ra mồ hôi trộn vào ban đêm

  • Dùng 40g bột bạch chỉ và 20g bột chu sa
  • Mỗi ngày sử dụng khoảng 8g uống với rượu nóng. Sau một thời gian sẽ thấy được hiệu quả

Bài thuốc số 9: Bài thuốc cải thiện chứng đau nhức ống chân

  • Sử dụng bột bạch chỉ kết hợp với bột thái chi và gừng tươi
  • Gừng tươi đem rửa sạch rồi nấu lấy nước, trộn đều với hai dược liệu trên tạo thành hỗn hợp dạng sệt
  • Đắp thuốc vào những khu vực bị đau khoảng nửa tiếng
  • Thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày, trong khoảng 1 tháng

Bài thuốc số 10: Hỗ trợ điều trị cảm cúm

  • Chuẩn bị 40g bạch chỉ, 50g hạt thổ nâu, 20g quốc lão, 1 quả táo, 3 miếng gừng tươi, 3 củ hành
  • Đem các vị dược liệu đi sắc với 3 bát nước. Đợi cho nước trong nồi cô cạn còn khoảng 1 bát thì tắt bếp, dùng thuốc ngay khi còn ấm

Cách dùng củ bạch chỉ ngâm rượu

  • Chuẩn bị khoảng 35g bạch chỉ khô và 2 lít rượu trắng, có nồng độ khoảng 40 độ
  • Bạch chỉ rửa sạch rồi cho vào bình thủy tinh. Sau đó, đổ rượu vào ngập bình, đậy kín nắp bình
  • Đợi khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được, dùng khoảng 2 – 3 lần/ ngày, trong các bữa ăn, mỗi lần dùng 1 ly nhỏ
  • Bạch chỉ ngâm rượu vừa ngon lại tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng tuyệt vời như chưa đau đầu, đau nhức xương khớp, hôi miệng, trị mụn nhọt,...

Cách ngâm rượu từ bạch chỉ

Cách ngâm rượu từ bạch chỉ

Mua bạch chỉ ở đâu?

Thực trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên thị trường, gây hoang mang cho người dùng. Vì vậy, việc mua bạch chỉ ở đâu hay bạch chỉ bán ở đâu được rất nhiều quan tâm.

Cây Thuốc Dân Gian là một địa chỉ uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thuốc Nam. Chúng tôi chuyên bán bạch chỉ và nhiều vị thảo dược khác có nguồn gốc rõ ràng, không chất bảo quản và được kiểm nghiệm chất lượng trước khi đưa đến tay người dùng.

Mua bạch chỉ tại Cây Thuốc Dân Gian an toàn, chất lượng

Mua bạch chỉ tại Cây Thuốc Dân Gian an toàn, chất lượng

Bạch chỉ bao nhiêu tiền 1kg?

Giá bạch chỉ được bán tại cửa hàng là 190.000 VNĐ/ kg – cam kết đây là mức giá ưu đãi nhất thị trường. Khách hàng đặt mua bạch chỉ có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Số điện thoại 0869145860
  • Địa chỉ: Thôn Đa Sỹ, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Chính sách bán hàng:

  • Giao hàng toàn quốc thông qua đường bưu điện.
  • Khách hàng được kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
  • Được cam kết về chất lượng sản phẩm, khách sẽ không phải chịu bất kỳ khoản phí nào nếu phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng.

Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của khách hàng, với chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu. Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Hotline: 0869145860

Địa chỉ: Đa Sỹ - Cao Thắng - Lương Sơn - Hòa Bình

Nhập số điện thoại và gửi
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay
1 Đánh giá bài viết này
0
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0

Đánh giá của bạn
Nhập thông tin đặt hàng
Chọn khối lượng
Thông tin đặt hàng
Hoặc gọi: 0869145860

Chúng tôi sẽ gọi lại ngay!

Thông tin của bạn hoàn toàn được bảo mật